Asus đã ra mắt một số laptop game ấn tượng trong năm 2020, và ROG Zephyrus M15 không phải là ngoại lệ. Phiên bản 2020 được nâng cấp so với Zephyrus M 2019, với các vi xử lý Intel i7 thế hệ 10, Nvidia GTX 1660Ti hoặc RTX 2060 và RTX 2070 Max-Q, 512GB đến 1TB ổ cứng NVMe (2 khe M.2), cùng mức giá hấp dẫn.
|
Thiết kế
Zephyrus M15 là một chiếc laptop đẹp. Sản phẩm không đi theo xu hướng hầm hố như đại đa số các laptop game khác trên thị trường, mà theo đuổi phong cách lịch lãm, sang trọng và sành điệu. Không cần phải là một game thủ, nhưng nêu cần một chiếc laptop mạnh để thực hiện các nhu cầu công việc như biên tập hình ảnh, dựng video hay làm nhạc, Zephyrus M15 sẽ không làm cho bạn bị “tách biệt khỏi cộng đồng” khi sử dụng thiết bị ở nơi công cộng.
|
|
Bàn phím và bàn di chuột
Asus ROG Zephyrus M15 2020 không có nhiều thay đổi về bàn phím và bàn di chuột, vốn được đánh giá cao ở các phiên bản trước đó. Trải nghiệm soạn thảo tổng thể trên Zephyrus M15 tốt, hành trình đủ dài. Bàn phím được tích hợp đèn RGB cho từng phím riêng, có thể được điều chỉnh thông qua phần mềm Asus Armoury Crate.
|
Số lượng cổng kết nối của ROG Zephyrus M15 vừa đủ, với 1 cổng USB 3.2 Type-A, 1 cổng HDMI và 1 cổng Ethernet ở cạnh trái, 2 cổng USB 3.1 và 1 cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3, DisplayPort và Power Delivery 3.0 ở cạnh phải. Máy hỗ trợ kết nối Wi-Fi 6 mới nhất, đảm bảo tương thích với các thiết bị mạng trong tương lai. Thiếu sót của Zephyrus M15 chính là webcam, nhằm đánh đổi lại độ mỏng đáng kể ở viền màn hình. Dù sao, nếu thực sự cần một webcam đúng nghĩa, các webcam tích hợp chưa bao giờ được đánh giá cao về chất lượng.
|
Cấu hình mạnh mẽ
Phiên bản Asus Zephyrus M15 được thử nghiệm có vi xử lý Intel Core i7-10750H, 16GB RAM (hàn vào bo mạch chủ) và 1 khe RAM mở rộng, Nvidia GTX 1660Ti, và ổ cứng NVMe 512GB cùng 1 khe NVMe thứ 2. Hai phiên bản Zephyrus M15 cao cấp hơn sở hữu GeForce RTX 2060 và RTX 2070 Max-Q, và tùy chọn màn hình 4K.
|
Thử nghiệm benchmark thuật toán
Cinebench R20 cho ra các điểm số khá hứa hẹn của Intel Core i7-10750H. Cụ thể, vi xử lý đạt được 468 ở phần thử nghiệm đơn nhân, chỉ thua 8 điểm so với Intel Core i7-7700K, và nhỉnh hơn 68 điểm so với AMD Threadripper 1950X. Trong khi đó, phần thử nghiệm đa nhân đem lại kết quả 3012 điểm, cao hơn khoảng 20% so với Core i7-7700K. Có thể thấy, Intel Core i7-10750H đem lại hiệu năng ngang ngửa với các máy tính để bàn tầm trung, trong khi chỉ có TDP 45W.
|
Ổ cứng đi kèm của Zephyrus M15 không quá ấn tượng, đạt tốc độ đọc/ghi lần lượt là 1700MB/giây và 1400MB/giây. Để cải thiện hiệu năng của hệ thống, người dùng nên thay các ổ cứng ngoài có tốc độ cao hơn để đem lại trải nghiệm mượt mà hơn ở nhiều tác vụ khác nhau.
|
Trải nghiệm game
Với VGA Nvidia GTX 1660Ti, Zephyrus M15 hoàn toàn có thể đem lại trải nghiệm tốt ở các tựa game AAA, và mượt mà với các tựa game thuộc nhóm thể thao điện tử. Tấm nền có tốc độ quét 240Hz và tốc độ phản hồi 3ms đem lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà cho game thủ.
Hoạt động ở mức 80W, Nvidia GTX 1660Ti thỉnh thoảng nhỉnh hơn so với Nvidia RTX 2060 Max-Q và đối thủ cạnh tranh trực tiếp là AMD Radeon 5600M.
|
Grand Theft Auto V (1080p – Very High): 62 FPS
Far Cry New Dawn (1080p – Ultra): 79 FPS
Shadow of the Tomb Raider (1080p – Highest): 54 FPS
Red Dead Redemption (1080p – Medium): 44 FPS
|
Thời lượng dùng pin
Trong bài thử nghiệm pin, Zephyrus M15 cũng cho ra kết quả ấn tượng, với khoảng 7,5 giờ đồng hồ liên tục duyệt web, stream video và sử dụng OpenGL. Qua đó, sản phẩm cũng có thể được sử dụng như một chiếc máy tính văn phòng mà không cần sử dụng đến sạc.
|
Màn hình tốt cho cả sáng tạo nội dung
Với độ sáng đo được 321 nits và 176% DCI-P3, màn hình của Zephyrus M15 hoàn toàn vượt trội so với nhiều laptop thuộc phân khúc Ultrabook và Game ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, các thông số trên giúp người dùng có thể sử dụng máy như là một thiết bị sáng tạo nội dung cho YouTube hay Twitch một cách chính xác.
Kết luận
Asus Zephyrus M15 là một chiếc laptop game có được cả sự cơ động lẫn sức mạnh tương đối. Với màn hình chất lượng, máy có thể được sử dụng không chỉ cho nhu cầu chiến game mà còn dùng cho các mục đích khác như sản xuất video, chỉnh sửa hình ảnh, hay đơn thuần là các tác vụ văn phòng thường nhật.
Bình luận (0)