“Chúng tôi muốn việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa được xúc tiến thông qua hợp tác với Pháp, Đức và các đồng minh khác của chúng tôi. NATO hoan nghênh sáng kiến của các nước nhằm củng cố năng lực phòng thủ chung của mình. Đây gọi là phòng thủ thông minh”, ông Siemoniak nói.
Bộ trưởng Ba Lan ước tính kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Ba Lan cần chi phí khoảng 3 - 6 tỉ USD.
|
Đầu tháng 8, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski tuyên bố nước này cần một lá chắn tên lửa riêng vốn sẽ là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, cùng với các thành phần của Mỹ thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa châu u, sẽ được triển khai trên lãnh thổ Ba Lan vào năm 2018.
Hồi tháng 9.2010, Mỹ đã hủy bỏ các kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Czech và Ba Lan. Nga đã hoan nghênh bước đi này và Tổng thống Nga khi đó, ông Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ bỏ kế hoạch triển khai tên lửa chiến thuật Iskander-M tại Kaliningrad, vùng lãnh thổ Nga có biên giới với các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuassnia.
Tuy nhiên, năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố kế hoạch của Washington triển khai một căn cứ tên lửa đánh chặn thế hệ mới tại Ba Lan vào năm 2018.
Trùng Quang
>> Ba Lan muốn lá chắn tên lửa riêng
>> Mỹ đặt quân đồn trú tại Ba Lan
>> Mỹ lần đầu tiên gửi quân đến Ba Lan
Bình luận (0)