• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bạn có quan tâm đủ đến sức khỏe của mẹ?

03/07/2017 08:54 GMT+7

Sức khỏe chính là chìa khóa dẫn đến mọi thành công. Song, với nhịp sống tất bật, có bây giờ bạn cảm thấy mình đã vô tình lãng quên sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mẹ bạn? Nếu câu trả lời là có, hãy đọc qua những lưu ý dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bạn.

(Lược dịch từ thelist.com)

 

gifts-for-mom-from-daughter

 

Mẹ bạn có thường xuyên bị stress “ghé thăm”?

Hãy thử hỏi xem mẹ bạn có hay bị căng thẳng không. Bởi căng thẳng kéo dài có thể gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí gây chứng rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là bệnh hưng – trầm cảm ở một số người. Điều ít người biết là những chứng bệnh này có thể di truyền theo gene. Vậy nên, nếu mẹ bạn đã từng trải qua các vấn đề về tâm lý, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nếu xuất hiện triệu chứng của căn bệnh này.

 

Mẹ bạn có gặp khó khăn trong chuyện sinh nở?

Càng biết nhiều về trải nghiệm sinh sản của mẹ, bạn sẽ có thể chuẩn bị chu đáo hơn cho bản thân. Bạn cũng nên nắm rõ cả thời điểm mãn kinh của mẹ để có một kế hoạch rõ ràng cho việc sinh con. Ngoài ra, hội chứng Ovarian đa nang hoặc PCOS là một tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Việc biết mẹ bạn đã có các triệu chứng PCOS có thể giúp bạn có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, tránh di chứng về sau.

 

Vậy còn dị ứng thì sao?

Theo khoa học chứng minh, dị ứng không chỉ di truyền qua gene mà còn mạnh mẽ hơn giữa 2 người cùng giới tính. Do đó, hãy nắm chắc những thứ mẹ bạn bị dị ứng để phòng ngừa cho bạn và cả con bạn sau này.

 

Mẹ bạn có tiền sử bị ung thư hắc tố?

Ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Tế bào ung thư phát triển khi các tổn thương DNA không được chữa trị gây tổn hại tới tế bào da, nguyên nhân thường do bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Song có khoảng 10% trường hợp là do gene di truyền. Đây cũng là nguyên nhân chính thứ hai gây ung thư ở phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 29. Bệnh này có thể chữa được, chỉ cần bạn phát hiện kịp thời.

 

Ung thư vú hoặc buồng trứng

Ung thư vú và buồng trứng đều mang tính di truyền. Đột biến gen BRCA chính là nguyên nhân chính gây loại ung thư này. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 500 phụ nữ thì có 1 người bị đột biến gen BRCA, những phụ nữ có đột biến BRCA có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 70 và 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở tuổi 70. Vậy nên, hãy tiến hành kiểm tra ngay nếu mẹ bạn từng bị căn bệnh này.

 

Nhiễm bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Bệnh này rất phổ biến ở phụ nữ, nhất là trong độ tuổi từ 20 trở đi. Các bệnh tự miễn gồm bệnh tuyến giáp, Lupus, vảy nến và Celiac. Dù những bệnh này không chữa được, bạn vẫn có thể ngăn ngừa chúng khi phát hiện sớm. Truyền máu, thuốc giảm đau và các liệu pháp vật lý chính là cách chữa trị các loại bệnh này.

 

Các bệnh tim mạch

Nếu ba mẹ bạn có tiền sử về tim, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu bạn biết mẹ bị huyết áp hay lượng cholesterol cao, bạn sẽ chủ động hơn trong việc kiểm tra huyết áp giúp sớm ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, hãy thử đi xét nghiệm C-Reactive Protein (CRP) để có kết quả chính xác nhất.

 

Loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh rất phổ biến ở nữ giới và có thể di truyền theo gene. Bạn nên luyện tập thể thao và bổ sung canxi cho cơ thể ngay lập tức nếu bà hoặc mẹ bạn cũng bị căn bệnh này ghé thăm. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm vitamin D, tránh uống quá nhiều chất kích thích và hút thuốc để có 1 bộ xương chắc khỏe khi lớn tuổi.

Top
Top