Xe

Ba thập niên hữu danh vô thực

04/01/2023 14:50 GMT+7

Khi được Mỹ và Nga ký kết ngày 3.1.1993, hiệp ước START II (Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược) được nhìn nhận là thành quả có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc giải trừ vũ khí hạt nhân và ngăn ngừa chạy đua vũ trang hạt nhân.

Nhưng cho tới tận 30 năm sau, START II vẫn chưa có hiệu lực chính thức bởi không được hai bên phê chuẩn.

Số phận của hiệp ước START II phản ánh rõ nét nhất diễn biến đầy thăng trầm của tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga. Hiệp ước START I có hiệu lực chính thức từ năm 1994. Năm 2002 và năm 2021, Mỹ và Nga có thêm với nhau hai thỏa thuận nữa trên lĩnh vực này, nhưng tất cả đều không có được hiệu ứng cơ bản như START II nếu START II có hiệu lực và được hai bên thực thi.

Từ đó có thể thấy triển vọng thực tế của tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân và ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Nga và Mỹ nói riêng cũng như trên thế giới liên quan một số quốc gia khác trong thời gian tới vẫn ảm đạm. Chiến sự ở Ukraine, mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây với Nga và Trung Quốc, sự khuấy động trở lại của nguy cơ bùng phát chiến tranh hạt nhân làm cho tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới trong thực chất bị tê liệt. Không những thế, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng thiên về xu hướng gia tăng tiềm lực và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ.

Tổng thống Putin: Nga sẽ tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân

Sự răn đe hạt nhân duy trì được hiệu ứng của nó nhưng lại đi cùng với chiều hướng diễn biến nói trên. Biến chuyển của thời cuộc và quan hệ quốc tế trong 30 năm qua đã khiến cho hiệp ước START II trở nên hữu danh vô thực và không phát huy được giá trị lịch sử của nó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.