Luật sư Nguyễn Ánh Dương, người bảo vệ quyền lợi của bà Nguyễn Thị Tuyết, đã cung cấp thêm một số chi tiết xung quanh vụ tranh chấp 'tờ vé số trúng độc đắc 1,5 tỉ đồng'.
Ngồi tại căn nhà của mình, bà Tuyết (bìa trái) nói “đã quá mệt mỏi” với hơn 5 năm thưa kiện |
Sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên bà Nguyễn Thị Tuyết thắng kiện, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi cùng luật sư Nguyễn Ánh Dương, người bảo vệ quyền lợi của bà Nguyễn Thị Tuyết, về một số thông tin xung quanh vụ án: Vì sao cơ quan tố tụng ra quyết định khởi tố hình sự vụ án nhưng sau đó lại hủy?; nếu tòa án đã buộc chủ đại lý vé số phải bồi thường số tiền 1,5 tỉ đồng cho cho bà Tuyết thì lãi suất trong 5 năm qua có được tính?...
PV Thanh Niên: Tại sao phần tuyên án không nhắc đến chuyện bà Tuyết có được bồi thường lãi suất của 1,5 tỉ đồng trong 5 năm hay không?
Luật sư Ánh Dương: Trước đây trong lần khởi kiện ban đầu, bà Tuyết có yêu cầu bồi thường thêm 50 triệu tiền thiệt hại cùng lãi suất…
|
Tuy nhiên, khi đóng án phí cho 1,5 tỉ đồng là 29 triệu đồng, bà Tuyết không đủ khả năng nên được giảm 50% án phí và bà Tuyết chỉ đóng 14,5 triệu đồng.
Nếu muốn đòi bồi thường cả lãi suất, tính đến thời điểm đó, số tiền 1,5 tỉ đồng tính trong 13 tháng (từ thời điểm xảy ra sự việc đến khi thụ lý đơn) tính theo lãi suất nợ quá hạn thời điểm đó là 1,2 % thì số lãi là 210 triệu đồng.
Theo quy định bà Tuyết muốn kiện lấy tiền lãi thì phải đóng 2% của 210 triệu tức 4,2 triệu đồng.
Vì gia cảnh quá khó khăn, nên bà Tuyết đã rút yêu cầu tính lãi, chỉ mong tòa giải quyết buộc ông Phúc trả đúng bằng số tiền giải đặc biệt là 1,5 tỉ đồng.
Bà Tuyết đã rút yêu cầu tính lãi trong vụ kiện dân sự tranh chấp tờ vé số trúng 1,5 tỉ
|
* Về mặt pháp luật, liệu bà Tuyết có thể kiện tiếp ông Phúc tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?
- Bà Tuyết hiện không thể kiện tiếp ông Phúc tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" vì không thể tách một sự việc ra thành hai vụ án. Mối quan hệ tranh chấp giữa bà Tuyết và ông Phúc đã giải quyết xong khi án đã có hiệu lực. Nếu vụ án tiếp tục tái thẩm, toà phúc thẩm hay giám đốc thẩm sẽ có nhiệm vụ y án, sửa án hoặc hủy án.
Trong trường hợp hủy án vì có thêm những chứng cứ chứng minh ông Phúc phạm tội, hồ sơ sẽ được chuyển về lại cho TAND TP.Rạch Giá, tòa này có văn bản bản đề nghị cơ quan chức năng đình chỉ án dân sự, chuyển cơ quan điều tra khởi tố, điều tra vụ án hình sự và xét xử lại từ đầu.
* Thưa luật sư Ánh Dương, vụ án này đã từng được khởi tố hình sự, nhưng sau đó lại hủy?
- Đúng là ngày 15.8.2012, bà Tuyết đã làm đơn khởi kiện đòi ông Phúc phải trả thưởng 1,5 tỉ đồng. TAND TP.Rạch Giá (Kiên Giang) thụ lý vụ kiện và cho giám định băng ghi hình tại Đại lý vé số Triều Phát.
Đến ngày 15.11.2013, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại đại lý Triều Phát.
Đến ngày 7.8.2014, Công an tỉnh Kiên Giang ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự vì cho rằng “Sau khi tiến hành điều tra thấy không có sự việc phạm tội (tráo đổi vé số - PV) xảy ra".
Hành trình "biến mất"của tờ vé số trúng độc đắc
Theo cáo trạng, ngày 22.7.2011, gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đến đại lý vé số Triều Phát ở phường Vĩnh Thanh Vân, TP.Rạch Giá để đổi vé số trúng thưởng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng. Tờ vé số của bà Tuyết có ký hiệu AG-7K3 mở ngày thứ năm 21-7-2011 có dãy số sáu chữ số 938368 do Công ty TNHH.MTV XSKT An Giang phát hành.
Sau khi xem xét bằng mắt thường và bằng máy soi, ông Ngô Xương Phúc, chủ đại lý vé số Triều Phát công nhận đây là vé số trúng thường và tiến hành làm các thủ tục trả thưởng cho bà Tuyết.
Khi bà Tuyết quay ra xe lấy giấy CMND vào để làm thủ tục nhận thưởng thì ông Phúc tự tay mình ghi vào mặt sau của tờ vé số, không đưa cho bà Tuyết ký tên mà lấy tay đè và đẩy tờ vé số úp trên bàn cho ông Phương (cậu của bà Tuyết) ký tên. Sau đó, ông Phúc đưa tờ vé số cho người chị là bà Thu cất vào ngăn kéo bàn.
Lúc chuẩn bị chi tiền và vàng cho bà Tuyết thì ông Phúc gọi cháu của mình là ông Bình vào tủ kiểm tra lại lần nữa và ông Bình cho rằng đây là tờ vé số đã được cắt dán, không phải là vé trúng giải.
|
Bình luận (0)