Hợp pháp hóa thứ phi pháp
Việc thiết lập 2 chính quyền cấp quận - huyện Tây Sa và Nam Sa nằm trong kế hoạch lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn tự tạo ra bằng chứng cho cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi”, bởi “chủ quyền không thể chối cãi” cần phải có chính quyền tương ứng. Đây là cách để Trung Quốc hợp pháp hóa một thứ phi pháp. Vấn đề đặt ra là các nước Đông Nam Á, và những quốc gia bên ngoài khu vực nhưng có sự can dự, cần phải làm gì để đối phó, đủ sức khiến cho thế giới phải tuyên bố sự phi pháp của Trung Quốc.
|
TS James Holmes
(Chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ)
(Chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ)
Chính sách ngoại giao hung hăng
|
Biển Đông hiện là một tâm điểm của chính sách ngoại giao ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc đương nhiệm. Giữa đại dịch, trong khi những nước khác tập trung xử lý cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, Trung Quốc lại ra tay thành lập 2 cơ sở hành chính cấp quận - huyện để quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Với những gì đang làm, Trung Quốc một lần nữa thể hiện ý đồ thống trị Biển Đông.
TS Patrick Cronin
(Chủ tịch chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)
(Chủ tịch chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)
Gom hơn 2 triệu km2 vào một thành phố
|
Trung Quốc đang lợi dụng tình hình thế giới ứng phó với dịch bệnh để tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông. Với việc đưa ra thông báo trên, Bắc Kinh đã gom hơn 2 triệu km2 Biển Đông vào trong một thành phố (chỉ với 2 quận - huyện) dù diện tích mặt đất không có bao nhiêu.
GS James Kraska
(Chuyên gia về luật Hàng hải quốc tế - Đại học Hải chiến Mỹ)
(Chuyên gia về luật Hàng hải quốc tế - Đại học Hải chiến Mỹ)
Trung Quốc sẽ chỉ gia tăng kiểm soát Biển Đông
|
Đây là cách Trung Quốc theo đuổi để hợp pháp hóa việc quản lý các đảo và bãi đá mà nước này đang kiểm soát. Bắc Kinh muốn gửi thông điệp đến các bên tranh chấp rằng Trung Quốc sẽ chỉ gia tăng kiểm soát lên Biển Đông.
Nhà phân tích Derek Grossman (Tổ chức Nghiên cứu Rand, Mỹ)
Không thể chấp nhận
|
Việc Trung Quốc công bố thành lập 2 cơ sở hành chính cấp quận - huyện Tây Sa và Nam Sa bất chấp luật pháp quốc tế, đồng thời làm xói mòn niềm tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Không những vậy, Bắc Kinh có động thái trên giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng, thì các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cần phải mạnh mẽ phản ứng về hành vi của Trung Quốc là không thể chấp nhận và không phù hợp luật pháp quốc tế.
TS Jonathan Berkshire Miller
(Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR) có trụ sở ở Mỹ)
(Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR) có trụ sở ở Mỹ)
Hung hăng theo đuổi lợi ích riêng
|
Quyết định trên của Trung Quốc có thể không thay đổi về mặt thực địa nhưng lại có tác động lớn đến mặt hình thức. Quan trọng hơn, đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã trở nên hung hăng như thế nào trong việc theo đuổi lợi ích riêng một cách hẹp hòi. Những hành động như vậy của Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nước trong khu vực ủng hộ sự can dự sâu hơn từ Mỹ, nhất là đóng góp của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN cần phải tăng cường sự đồng thuận.
TS Raji Rajagopalan
(Quỹ nghiên cứu quan sát (ORF) ở Ấn Độ)
(Quỹ nghiên cứu quan sát (ORF) ở Ấn Độ)
Bình luận