Bác sĩ cảnh báo nếu bạn hay ngủ ở tư thế này

Thiên Lan
Thiên Lan
10/11/2024 08:03 GMT+7

Bác sĩ cảnh báo có một tư thế ngủ cho thấy bạn có thể mắc một vấn đề sức khỏe không tốt chưa được chẩn đoán.

Nếu bạn không thể ngủ được khi không kê gối cao, thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, một bác sĩ hàng đầu đã cảnh báo.

Bác sĩ tim mạch Rosie Godeseth, Phó giám đốc Y khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Vitality Health (Anh), cho biết cảm giác khó thở khi nằm dài trên giường có thể là triệu chứng của suy tim, theo tờ Express.

Bác sĩ cảnh báo nếu bạn hay ngủ ở tư thế này- Ảnh 1.

Nếu bạn không ngủ được khi không kê gối cao, thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nguy hiểm

Ảnh minh họa: Pexels

Bác sĩ Rosie Godeseth cảnh báo rằng tư thế ngủ "kê gối cao" thường được những người bị suy tim áp dụng vì họ thấy tư thế này giúp họ giảm các triệu chứng.

Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, sưng phù chân tay và đôi khi khó thở cực độ, do chất dịch tích tụ trong phổi.

Các vấn đề về hô hấp có thể trở nên tồi tệ hơn khi nằm, khiến bệnh nhân thường phải kê gối cao để cảm thấy dễ thở hơn.

Bác sĩ Godeseth nói: Đôi khi bệnh nhân suy tim sẽ bị tích tụ dịch trong phổi khiến họ khó thở khi nằm xuống.

Vì vậy, nếu bạn thấy mình phải kê gối cao để ngủ hoặc phải thức giấc vì khó thở, hãy đi bác sĩ để được xét nghiệm chức năng tim, theo Express.

Bác sĩ cảnh báo nếu bạn hay ngủ ở tư thế này- Ảnh 2.

Cảm giác khó thở khi nằm ngửa trên giường có thể là triệu chứng của suy tim

Ảnh: Pexels

Các triệu chứng ít phổ biến khác của bệnh suy tim bao gồm đầy hơi, nhịp tim nhanh và chán ăn.

Ở Anh hiện có 1 triệu người đang sống chung với suy tim, và có 200.000 ca chẩn đoán mới mỗi năm. Tại Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 6,7 triệu người lớn.

Bệnh suy tim xảy ra khi tim không còn bơm máu hiệu quả vì cơ đã yếu đi. Nó có thể xảy ra sau một cơn đau tim hoặc do huyết áp cao lâu dài và bệnh tim. Đó là tình trạng bệnh lâu dài không thể chữa khỏi, nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc để cải thiện chức năng tim và phẫu thuật, cấy máy tạo nhịp tim để kiểm soát nhịp tim hoặc phẫu thuật tim để cải thiện lưu lượng máu.

Bác sĩ Godeseth nói thêm rằng có một số cách để cải thiện sức khỏe tim mạch trong thời gian dài, bao gồm tập thể dục thường xuyên, ăn chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và tránh hút thuốc.

Chỉ riêng việc tập thể dục có thể giúp giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì nó giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu và có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.