Bác sĩ cũng sốc: Phát hiện 'của quý' bệnh nhân đang bị... hóa đá

Thiên Lan
Thiên Lan
12/08/2019 11:25 GMT+7

Một người đàn ông 63 tuổi đến chụp X-quang tại Trung tâm Y tế Lincoln ở New York (Mỹ) sau khi bị té.

Ông chỉ té ngồi và không đụng vào đầu hay bất tỉnh, mà chỉ thấy đau ở đầu gối.
Ông cũng cảm thấy bị đau ở “cậu nhỏ”, nhưng không có triệu chứng bệnh đường sinh dục, như chảy mủ hoặc sưng.
Trong khi kiểm tra, các bác sĩ đã chụp X-quang xương chậu của ông để kiểm tra, nhưng phát hiện điều không thể tưởng tượng nổi.
Điều kỳ lạ là c 
Họ chẩn đoán ông bị bệnh “hóa đá” - về cơ bản là “cậu nhỏ” đang dần biến thành xương, theo Daily Mail.
Ông đã bị sốc và không hài lòng với chẩn đoán, nên đã rời bệnh viện và một đi không trở lại!
Theo bác sĩ Georges El Hasbani từ Đại học Beirut của Mỹ, thì tình trạng này là cực kỳ hiếm.
Bệnh “hóa đá” hay hội chứng FOP là gì?
Mô mềm trong cơ thể con người có thể hóa xương thông qua quá trình vôi hóa cơ khớp, khi đó xương phát triển sai vị trí.
Tình trạng này xảy ra do canxi tích tụ lại ở một vị trí nào đó trong cơ thể theo thời gian.
Sự tích tụ này có thể được kích hoạt khi cơ thể cố gắng tự chữa lành vết thương sau khi bị thương như gãy xương. Nó cũng có thể bị gây ra bởi ung thư, bệnh thận hoặc cường cận giáp.
Hội chứng này là một bệnh di truyền hiếm gặp, cứ 2 triệu người thì có 1 người mắc phải. Bệnh làm cho nhiều phần cơ thể, thường là cơ bắp, gân và cả dây chằng hóa thành xương sau khi bị tổn thương. Bệnh có thể được phát hiện bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm, theo Daily Mail.
Có thể sử dụng thuốc chống viêm để kiểm soát bệnh ở giai đoạn đầu, nhưng nếu bệnh tiến triển hơn, cần phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng. Nhưng việc phẫu thuật cắt bỏ phần vôi hóa này vẫn không hiệu quả.
Y học hiện đại vẫn chưa có chỉ định phòng ngừa cũng như chữa trị nào dành cho chứng bệnh này.

Tại sao “cậu nhỏ” hóa đá?

Tình trạng “cậu nhỏ” hóa đá vô cùng hiếm, chỉ 40 trường hợp xảy ra trên thế giới.
Richard Viney, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu ở Birmingham (Anh) giải thích rằng hóa thạch ở “cậu nhỏ” thường là hậu quả của bệnh Peyronie, trong đó mô sẹo bên trong khiến “cậu nhỏ” bị uốn cong khi cương cứng, theo Daily Mail.
Bệnh Peyronie thường xảy ra ở những người có nguy cơ chấn thương “cậu nhỏ” cao, như vận động viên thể thao. Ngoài ra, yếu tố di truyền, rối loạn mô liên kết, tuổi tác, hút thuốc và phẫu thuật tuyến tiền liệt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mô sẹo hình thành sẽ chặn dòng máu chảy đến “cậu nhỏ”, có thể gây tê hoặc làm giảm kích thước “cậu nhỏ”, làm suy giảm chức năng cương.
Khi cảm thấy đau hay ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, nên đi khám để được điều trị.
Trong những trường hợp rất hiếm hoi, bệnh Peyronie tạo ra quá nhiều sẹo đến nỗi dẫn đến sự lắng đọng canxi, làm cứng mô sẹo và đây chính là trường hợp của người đàn ông nói trên, bác sĩ Richard cho biết.
Ông nói rằng trường hợp này là do xương hình thành ở một phần của “cậu nhỏ”, chủ yếu ở lớp lót cứng bên trong dọc theo trục. Không phải toàn bộ “cậu nhỏ” bị vôi hóa mà chỉ lớp cân, là lớp ngay bên dưới lớp mô dưới da. Vì vậy, nó sẽ tạo thành một ống trụ bằng xương, chứa hai thể xốp và niệu đạo, theo Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.