Ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có, tùy thuộc vào khảo sát, kết quả cho thấy từ 38% đến 75% mọi người có thói quen này.
Ngồi lâu trong nhà vệ sinh thực sự gây hại cho bạn
Có đến 57% người Anh và 75% người Mỹ thừa nhận sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, với 8% cho biết họ "luôn luôn" làm điều đó.
Tuy nhiên, trong khi đó có vẻ là một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian và tránh nhàm chán, các bác sĩ cảnh báo rằng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi, theo The Sun.
Bác sĩ Sarah Jarvis, bác sĩ đa khoa tại Shepherd's Bush, London (Anh), cho biết ngồi lâu trong nhà vệ sinh thực sự có hại cho bạn.
Lướt điện thoại gây hại cho hậu môn cũng như hại cho mắt.
Bác sĩ Sarah Jarvis nói rằng các bác sĩ khuyên không nên lướt điện thoại hoặc đọc sách khi đi vệ sinh.
Vì khi sử dụng điện thoại, bạn có xu hướng ngồi ở đó lâu hơn, làm tăng áp lực quá mức lên các tĩnh mạch ở hậu môn trong trực tràng dưới, gây ra bệnh trĩ.
Không phải việc sử dụng điện thoại - nhưng chính việc kéo dài quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh khi bạn đọc email hoặc lướt web - làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ, theo The Sun.
Và đây là cách nhanh chóng để bị bệnh trĩ do thời gian ngồi trong nhà vệ sinh kéo dài quá lâu.
Trước đây, nhiều người có thói quen đọc sách trong khi đi vệ sinh, ngày nay chuyển sang lướt điện thoại.
Thật hấp dẫn trong khi có thể lướt hết trang mạng này đến trang khác trong khi chờ đợi để thực hiện việc vệ sinh. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, các bác sĩ khuyên bạn không nên làm điều này.
Ngoài ra, còn một lý do khác để bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh.
Phủ đầy vi trùng
Các nhà khoa học còn kêu gọi mọi người không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh để ngăn ngừa vi trùng di chuyển từ phân sang miệng.
Bác sĩ Lisa Ackerley, cố vấn An toàn Thực phẩm cho Vương quốc Anh, nói với The Sun Online: Nếu mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi trùng.
Trong nhà vệ sinh sẽ có đầy mầm vi trùng trên ghế, tay vịn hoặc nút nhấn và cuộn giấy, cánh cửa đến tủ, tất cả mọi nơi bên trong phòng vệ sinh.
Từ vi khuẩn Norovirus gây viêm dạ dày, ruột đến Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Vì vậy, nếu tay bạn chạm vào những nơi này và nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn, rồi cầm điện thoại, bạn sẽ chuyển vi trùng lên điện thoại và sau đó nhiễm lại vào tay mỗi khi bạn cầm điện thoại mà không hề biết, theo The Sun.
Vi trùng từ tay có thể đi thẳng vào miệng khi bạn ăn uống.
Vi trùng cũng có thể nhiễm đến bất kỳ bề mặt nào tiếp xúc với điện thoại.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như giãn tĩnh mạch.
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng kéo dài dưới áp lực và có thể phình ra hoặc sưng lên.
Nguyên nhân là do động tác “rặn” để giải phóng ruột gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến chúng phình ra. Bác sĩ Sarah Jarvis nói với The Sun: Táo bón và “rặn” khi đi đại tiện là yếu tố rủi ro chính gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, ho mạn tính, béo phì hoặc mang thai, quan hệ qua đường hậu môn, ăn chế độ ăn ít chất xơ hoặc thường xuyên khiêng vác vật nặng cũng gây ra bệnh trĩ.
Có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).
Các triệu chứng của bệnh trĩ là có máu đỏ tươi trong phân, ngứa quanh hậu môn, cảm giác như vẫn cần giải tỏa sau khi đi vệ sinh, có chất nhầy chảy ra từ bên trong hậu môn, đau quanh hậu môn.
Gần 3/4 người trưởng thành sẽ bị bệnh trĩ theo thời gian, theo The Mayo Clinic.
Trĩ thường tự biến mất nhưng có thể trở nên vô cùng đau đớn nếu một búi trĩ nội đẩy ra ngoài hậu môn, gọi là trĩ lồi.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ gồm chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, tập luyện thể dục và không mang điện thoại vào nhà vệ sinh, theo The Sun.
Bình luận (0)