Theo bác sĩ Lê Tiểu My, Bệnh viện Mỹ Đức: Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao có thai, sinh con lại stress, trầm cảm. Đó là chuyện vui vẻ, có con là phúc vào nhà, phải vui mừng chứ!
Tuy nhiên, thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến người mẹ căng thẳng, trầm cảm khi mang thai và sau sinh. Ví dụ như hiếm muộn lâu năm, giờ mới có thai; từng sẩy thai nhiều lần; từng gặp sự cố trong lần mang thai trước; có thai lần đầu,… và nhiều khi không hiểu tại sao.
tin liên quan
'Bóng tử thần' trong trầm cảm sau sinhLà thiên chức nhưng sinh nở là việc không dễ dàng đối với phụ nữ. Nhiều trường hợp bị trầm cảm sau sinh, trong đó, em bé là người dễ bị làm tổn hại nhất và sản phụ cũng tự làm hại mình, khiến người khác giật mình.
Trầm cảm sau sinh thì không hiếm gặp. Sau sinh vài ngày, sản phụ tự nhiên thấy buồn, dễ khóc. “Tuy nhiên, nếu những điều lo âu thoáng qua, sau đó sản phụ lại thấy vui vẻ, ăn uống ngon miệng, rồi tặc lưỡi “chắc không sao, từ từ cũng xong” là tốt. Như vậy có nghĩa là sản phụ còn kiểm soát được trạng thái của mình. Nhưng nếu buồn bã suốt ngày, kéo dài khoảng 2 tuần thì không còn là chuyện nhỏ”, bác sĩ My cảnh báo.
Bác sĩ My khuyên: “Sinh con, mấy ai thoát khỏi những buồn lo, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu ngay cả chính mình không đủ niềm vui và hạnh phúc cho mình thì lấy đâu hạnh phúc hay niềm vui cho con. Các mẹ hãy bĩnh tĩnh. Chăm sóc bé là chuyện lâu dài. Ngủ một chút, ăn uống đủ bữa, kêu gọi hỗ trợ của người thân, đặc biệt là chồng, mọi thứ sẽ dần ổn”.
Các chuyên gia y tế đã đưa ra một bảng câu hỏi để giúp đánh giá tình trạng tâm lý của sản phụ như sau:
Trong vòng 7 ngày gần đây:
1. Bạn có cười hay thấy chuyện gì vui vẻ hài hước quanh mình không?
+ Thấy vui nhiều như trước giờ ( 0 điểm)
+ Hiện giờ không nhiều lắm (1 điểm)
+ Rất ít (2 điểm)
+ Hoàn toàn không (3 điểm)
2. Bạn tìm kiếm niềm vui quanh mình?
+ Nhiều như trước giờ ( 0 điểm)
+ Hiện giờ không nhiều lắm (1 điểm)
+ Rất ít (2 điểm)
+ Hoàn toàn không (3 điểm)
3. Bạn tự trách mình khi xảy ra chuyện không mong muốn?
+ Luôn vậy (3 điểm)
+ Vài lần thôi (2 điểm)
+ Không thường lắm (1 điểm)
+ Không bao giờ (0 điểm)
4. Bạn lo lắng và căng thẳng không có nguyên do gì?
+ Không bao giờ (0 điểm)
+ Hiếm khi (1 điểm)
+ Vài lần (2 điểm)
+ Thường xuyên (3 điểm)
5. Bạn hoang mang, sợ hãi không có nguyên do gì?
+ Khá nhiều (3 điểm)
+ Thỉnh thoảng (2 điểm)
+ Không nhiều (1 điểm)
+ Không bao giờ (0 điểm)
6. Những công việc của bạn:
+ Tôi không thể xử lý được gì (3 điểm)
+ Đôi khi tôi cũng xử lý được vài việc (2 điểm)
+ Hầu hết là tôi xử lý được (1 điểm)
+ Tôi không làm được việc gì cả (0 điểm)
7. Bạn có thấy buồn, mất ngủ?
+ Hầu như luôn vậy (3 điểm)
+ Đôi khi (2 điểm)
+ Không thường (1 điểm)
+ Không có (0 điểm)
8. Bạn thấy khổ sở, buồn bã?
+ Hầu như luôn vậy (3 điểm)
+ Khá thường xuyên (2 điểm)
+ Không thường (1 điểm)
+ Không có (0 điểm)
9. Bạn hay buồn và khóc?
+ Hầu như luôn vậy (3 điểm)
+ Khá thường xuyên (2 điểm)
+ Vài lần (1 điểm)
+ Không có (0 điểm)
10. Bạn nghĩ bạn đã tự làm hại chính mình?
+ Thường xuyên vậy (3 điểm)
+ Vài lần (2 điểm)
+ Hiếm khi (1 điểm)
+ Không có (0 điểm)
Nếu tổng số điểm trên 10, sản phụ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị.
tin liên quan
Đừng làm ngơ khi người mẹ trầm cảm sau sinhTừ những nỗi buồn, đến trầm cảm và nặng nhất là loạn thần, nếu không được quan tâm, hỗ trợ, cởi bỏ nút thắt tâm lý kịp thời, người phụ nữ trầm cảm sau sinh sẽ rất dễ rơi vào bi kịch.
Bình luận (0)