PGS-TS Nguyễn Hoài Nam - Cố vấn Y khoa Bệnh viện quốc tế Minh Anh, Phó chủ tịch thường trực Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP.HCM:
Trong phần lớn các trường hợp, người bệnh sẽ thấy đau ngực dữ dội đến khó chịu, nhiều người còn mô tả rằng chưa bao giờ đau nhiều đến như vậy. Cảm giác đau phát ra từ nội tạng mà họ thường dùng các từ như: đè nặng, xoáy và ép để mô tả cơn đau. Trường hợp điển hình là đau ở phần giữa ngực kết hợp với đau vùng thượng vị, có những trường hợp chỉ đau vùng thượng vị đơn thuần và nhiều người lầm tưởng bị đau dạ dày, nên đôi khi được chẩn đoán loét dạ dày, tá tràng.
Bố cháu năm nay 58 tuổi, khoảng 3 tháng nay bố cháu bị tăng huyết áp.
Ngoài ra, có đến 30% các trường hợp cơn đau lan ra cánh tay trái, và những trường hợp hiếm hơn là cơn đau lan tới bụng, ra sau lưng, hàm dưới và cổ, nên cũng dễ lầm với các bệnh khác. Kèm theo là các dấu hiệu như: mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, nằm không yên, đổ mồ hôi, chóng mặt, nôn mửa…
Điều đáng lo ngại khác là có khoảng 25 - 20% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp hoàn toàn không bị đau ngực. Theo thống kê, tỷ lệ nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực ở phụ nữ thường cao hơn nam giới, và ở những bệnh nhân bị tiểu đường tỷ lệ này cũng tăng lên theo chiều hướng tỷ lệ thuận với tuổi tác.
Chế độ ăn Địa Trung Hải tốt hơn cho những người bị bệnh tim so với chế độ ăn của phương Tây, đó là kết luận từ một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh có thể khởi đầu không phải bằng triệu chứng đau ngực mà bằng triệu chứng khó thở, mất ý thức đột ngột, lú lẫn, cảm giác mệt mỏi rã rời, rối loạn nhịp tim, đôi khi chỉ biểu hiện bằng một tình trạng choáng đột ngột mà không giải thích được nguyên do.
Bình luận (0)