Để giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên từ 16 - 19 tuổi bàn nhau bắt một HS chơi chung nhóm đối thủ mang đi đánh dằn mặt. Kết quả, 5 bị cáo phạm tội bắt giữ người trái pháp luật và 5 bị cáo tham gia hành hung HS trên bị thương tích tỷ lệ 28% phạm tội cố ý gây thương tích. Tòa tuyên 10 bị cáo mức hình phạt từ 2 năm tù treo đến 4 năm 6 tháng tù giam; trong đó đa số bị cáo nhận mức án 2 năm tù giam đến 2 năm 6 tháng tù giam.
4 bị cáo Nguyễn Chí Hào, Phạm Gia Bảo, Lê Hữu Thẳng và Nguyễn Hoàng Tấn trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 30.5 |
TRẦN NGỌC |
Hồ sơ vụ án cho thấy, 9/10 bị cáo bỏ học sớm; người học ít nhất lớp 8, cao nhất lớp 12. Đa số cha mẹ các bị cáo đều làm ruộng hoặc đi làm ăn xa, ít quan tâm sát việc học hành, sinh hoạt của con cái nên các bị cáo bỏ học, chơi bời lêu lổng rồi dẫn đến con đường phạm tội.
Theo dõi suốt phiên tòa xét xử các vụ án, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối cho tuổi trẻ của các bị cáo. Nếu họ không sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn thì đâu nên cảnh tù tội. Những bậc cha mẹ dự khán phiên tòa xét xử cũng rút ra bài học cho chính mình, đó là cần quan tâm, sâu sát hơn với con cái.
Sau vụ việc xét xử nhóm bị cáo bắt HS Trường THPT Tháp Mười hành hung, sắp tới, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp sẽ xét xử nhóm bị cáo bắt và hành hung 2 HS của Trường THPT Đốc Binh Kiều gây thương tích nặng là nhóm “đối thủ” của nhóm 10 bị cáo nêu trên. Sẽ tiếp tục có những án tù tương xứng cho những ai thích giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Đây là bài học cho tất cả, đừng vì nóng giận chọn con đường bạo lực mà phải trả giá đắt, nhất là giới trẻ.
Bình luận (0)