Cuộc đấu tranh quyền lực đã bùng phát quyết liệt giữa phe đối lập và phái chính phủ. Đây cũng không phải lần đầu tiên phe đối lập Pakistan đưa cuộc tranh giành với chính phủ lan ra ngoài chính trường.
Ở Thái Lan, phe đối lập đã không thành công với chủ ý biến đường phố thành chính trường, nhưng đã tạo cơ hội thuận lợi và lý do thích hợp để giới quân sự can thiệp. Kết cục cuối cùng là cả hai phía đều mất hết và chỉ có giới quân sự là được cả.
Ở Pakistan hiện tại cũng đang tiềm ẩn khả năng ấy và giới quân sự được lợi nhiều nhất. Im lặng nhưng không có nghĩa bàng quan, không thể hiện thái độ gì nhưng không có nghĩa là trung lập, cấm cố trong doanh trại nhưng không có nghĩa là không có tham vọng. Giới quân sự Pakistan đang “tọa sơn quan hổ đấu” để chờ lúc hai phe đều kiệt quệ thì sẽ ra khỏi doanh trại để thu chiến lợi phẩm.
Phe đối lập tuyên bố không nhờ vào giới quân sự để lật đổ chính phủ của Thủ tướng Nawar Sharif nhưng chỉ với việc biểu tình ở thủ đô thôi cũng đã đủ tạo cớ để giới quân sự can thiệp, thậm chí đảo chính. Chính phủ của ông Sharif dường như đã ý thức được nguy cơ tiềm tàng ấy nên nhanh chóng chấp nhận mọi yêu sách của phe đối lập và tuyên bố sẵn sàng đàm phán. Lấy nhu chế cương như thế đồng thời còn là chủ định lùi để tiến. Như thế là khéo léo và thức thời bởi chính phủ Pakistan không thua phe đối lập nhưng thường không thắng nổi giới quân sự.
Thảo Nguyên
>> Thái Lan báo động nguy cơ khủng bố
>> Quân đội Thái Lan công bố hiến pháp tạm thời
>> Cựu Thủ tướng Thái Lan được phép ra nước ngoài
>> Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan bất ngờ đi tu
>> Thái Lan sẽ đóng cửa trại tị nạn Myanmar
Bình luận (0)