Bản đồ các quả cầu lửa lao vào khí quyển Trái đất 33 năm qua

21/08/2021 08:06 GMT+7

Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổng hợp dữ liệu và lập bản đồ về những quả cầu lửa xuất hiện trong khí quyển địa cầu trong 33 năm qua.

Bản đồ cho thấy những chấm nhỏ, được phân thành 4 kích thước và màu sắc khác nhau dựa trên năng lượng động học của từng quả cầu lửa đi vào khí quyển từ năm 1988 đến 2021. Trong đó, năng lượng động học là năng lượng một sao băng mang đến khí quyển Trái đất trong lúc di chuyển, theo báo Daily Mail hôm 21.8.
Các nhà khoa học dựa trên số liệu về năng lượng tỏa ra từ sao băng, và những thông số khác để xác định kích thước của chúng trước khi tiến vào khí quyển Trái đất. Khi rơi xuống mặt đất, chúng trở thành các thiên thạch.
Nhờ việc tính toán trên, họ xác định được quả cầu lửa lớn nhất trên bản đồ thuộc về sao băng xuất hiện bên trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) vào ngày 15.2.2013 có bề ngang 20 m.
Quả cầu lửa nổ tung trên Dải núi Ural, phóng thích sóng xung kích phá nát các cửa kính của các tòa nhà ở thành phố Nga và khiến 1.600 người bị thương. Nó tỏa ra năng lượng tạo nên sức công phá cao gấp 20 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào cuối thế chiến thứ hai.
Nhóm quả cầu lửa lớn thứ hai chủ yếu xuất hiện ở Thái Bình Dương và những nước phụ cận như Fiji và các đảo quốc bao quanh châu Á.
Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều thiên thạch từ các thiên thể khác nhau của hệ mặt trời, trong đó mặt trăng, sao Hỏa
Với việc nghiên cứu các loại thiên thạch, giới khoa học Trái đất có thể biết thêm về các tiểu hành tinh, hành tinh và những khu vực khác của hệ mặt trời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.