Mô phỏng vũ trụ giãn nở từ sau sự kiện Big Bang |
Thư viện ảnh khoa học |
DESI là thành quả hợp tác giữa Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley của Mỹ ở bang California và các nhà khoa học trên khắp thế giới. Nó được lắp đặt cho kính viễn vọng Mayall tại Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak trên sa mạc Sonoran thuộc bang Arizona từ năm 2015-2019.
Để chuẩn bị cho cuộc khảo sát 3D, đội ngũ vận hành dự án DESI sử dụng bản đồ 2D công bố vào năm 2021. Kết quả thu được là một bản đồ 3D mới, xác định vị trí của hơn 7,5 triệu thiên hà, vượt qua kỷ lục trước đó là 930.000 thiên hà trong cuộc khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan vào năm 2008.
Đài thiên văn Mayall, nơi lắp đặt công cụ quan sát bầu trời DESI |
KPNO |
Dự án mới đã khảo sát bầu trời trong chưa đầy 1 năm, tức 1/10 thời lượng của sứ mệnh, nhưng thành công xây dựng bản đồ 3D về vũ trụ. Mục tiêu của DESI là hiểu rõ cơ chế vật lý của năng lượng tối, lực lượng bí ẩn đằng sau sự giãn nở của vũ trụ.
Một thành viên của dự án, nhà vật lý học Julien Guy của Phòng thí nghiệm Berkeley cho hay bên trong những cấu trúc lớn nhất của vũ trụ, con người tìm thấy dấu vết của vũ trụ cổ xưa, từ thuở mới khai sinh, và lịch sử phát triển trong gần 14 tỉ năm của nó.
Kính viễn vọng James Webb chỉnh 'tầm nhìn' để chuẩn bị tìm hiểu quá khứ |
Vũ trụ của chúng ta không ngừng giãn nở kể từ sự kiện Big Bang (vụ nổ được cho hình thành vũ trụ). Giờ đây, quy mô của vũ trụ lớn hơn gấp nhiều lần so với thời điểm ban đầu, với bề ngang trải rộng ít nhất 92 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà khoa học tham gia DESI hy vọng bản đồ 3D (sẽ tiếp tục mở rộng quy mô) có thể tiết lộ “chiều sâu” của bầu trời, tiến đến thành lập biểu đồ các cụm và siêu cụm thiên hà.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc hiểu được những tác động của năng lượng tối đối với quá trình vũ trụ giãn nở có thể giúp con người xác định được điều gì sẽ chờ đợi vũ trụ trong tương lai, và thời khắc cáo chung của nó.
Bình luận (0)