Nguyễn Minh Đức (Q.Tân Phú, TP.HCM)
|
Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM): Ngày 11.3.2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 là đại dịch toàn cầu.
Ngày 1.4.2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố Quyết định 447/QĐ-TTg với nội dung xác định Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.
Theo điểm c, khoản 1, điều 36, bộ luật Lao động năm 2019, những trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ gồm: “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục, nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc. Như vậy, dịch Covid-19 có thể được xem là “dịch bệnh nguy hiểm”, là cơ sở để NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động. Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do dịch bệnh, doanh nghiệp phải đảm bảo hai điều kiện: NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; Tuân thủ thời gian báo trước: Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; Ít nhất 3 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Vì vậy, trong trường hợp này, có thể yêu cầu công ty mà bạn đang làm việc chứng minh công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc. Nếu công ty không chứng minh được thì người lao động có cơ sở để khởi kiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Bình luận (0)