So với các FTA (hiệp định thương mại tự do) VN đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới sau: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo; công thức tính RVC: ngoài công thức tính RVC (công thức tính hàm lượng giá trị khu vực) gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô); danh mục tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm cụ thể (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể.
Có 3 danh mục PSR gồm danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại. Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ VN áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 - 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Cơ chế nhà nhập khẩu VN tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của VN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
Bình luận (0)