Bài: Hoàng Lan
Sự giận dữ xảy ra, đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng đừng để điều ấy xảy ra quá thường xuyên. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American College of Cardiology đã phát hiện ra rằng giận giữ và sự thù địch đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Sự giận dữ không được giải quyết sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim cao gấp 5 lần và càng thù địch, bạn càng dễ bị bệnh tim. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, trị liệu chứng giận dữ phiền muộn không khó, quan trọng là bạn có tiếp nhận chúng không mà thôi.
B. Biết tha thứ
Nếu bạn có thể quên được việc rắc rối đã xảy ra, hãy tha thứ cho người đã làm cho bạn bị kích động. Đây là cách tuyệt vời nhất để bạn vơi đi cơn bực tức. Tha thứ có thể giúp bạn dừng suy nghĩ, điều mà khi những ý nghĩ tiêu cực đang chạy trong đầu bạn như là những cảnh phim kinh dị.
Những người giận dữ có thể ngừng suy nghĩ về những gì đã làm cho họ tức giận. Đó là sự ngẫm nghĩ dai dẳng có vẻ như là đã bị triệt tiêu. Điều đó không có nghĩa là bạn kết luận rằng những gì mà người khác làm với là được. Nó chỉ có nghĩa rằng bạn sẽ không tiếp tục giữ chúng trong đầu và bạn sẽ không để nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
C. Cố gắng tỏ lòng biết ơn
Nghe có vẻ rất đối nghịch, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chúng ta nghĩ đến việc làm tốt và biết ơn về việc đó có thể làm cho chúng ta vui và hài lòng. Bạn không cần phải tỏ ra biết ơn với người làm sai với bạn, nhưng bạn có thể tỏ lòng biết ơn với những thứ khác trong cuộc sống dù lớn hay nhỏ.Sự tỏ lòng biết ơn còn có thể giúp nâng cao sức khỏe của bạn, Davis, một trong những nhà nghiên cứu của đại học California nói.
Đ. Đếm đến 10 hoặc 100
Tổng thống Thomas Jefferson có câu nói nổi tiếng rằng: "Khi tức giận thì hãy đếm đến 10 trước khi nói; còn nếu bạn nổi cơn thịnh nộ thì hãy đếm đến 100".
Lý giải cho điều này, các nhà tâm lý học đã phân tích như sau: Những người nóng giận thường dễ bị kích động và khi ấy, họ làm và nói những điều mà sau đó họ luôn cảm thấy hối hận. Việc bạn đếm chậm rãi sẽ giúp cho huyết áp và nhịp tim của bạn trở lại bình thường. Thời gian trôi qua, sự kích động sẽ giảm xuống.
H. Hít thở sâu
Hít thở sâu cũng là một cách tốt để bạn giữ bình tĩnh lại. "Hít thở chậm sẽ làm giảm nhịp tim của bạn, đồng thời làm trí óc của bạn hoạt động, cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khỏe mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người. Sẽ rất tốt nếu như bạn được sự giúp sức từ yoga – một phương pháp nhấn mạnh sự thở sâu.
K. Không nên gửi email khi bạn tức giận
Không bao giờ gửi email khi bạn thật sự đang không vui, Tiến sĩ Bernstein nói.Nếu bạn đang cần nói điều gì đó thì hãy viết ra và lưu nó vào hộp thư nháp trong khoảng 24 giờ trước khi quyết định gửi nó đi. Điều này cho bạn thời gian để suy nghĩ và có được sự đáp lại có lý có tình nhất. Đôi khi, bạn cũng đừng ngần ngại nói với đối tác rằng bạn cần 1 - 2 ngày để suy nghĩ kỹ về vấn đề đang bàn.
M. Mất kiểm soát khiến mọi việc trở nên tồi tệ
Hãy đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn giận trên thang điểm từ 1 tới 10 trước khi đưa ra quyết định có nên mở miệng về vấn đề đó không. Nếu bạn nói khi mặt đang đỏ phừng phừng thì coi chừng bạn sẽ dây vào một cuộc cãi vã đấy.
Không nên nói gì khi đang rất nóng giận, hãy chờ cho đến khi thật bình tĩnh. Khi bạn nghĩ rằng cơn giận của bạn đã có thể được kiểm soát và bạn có thể diễn giải điều ấy một cách tốt nhất mà không làm sự việc tồi tệ hoặc gây thêm rắc rối khác, là lúc để thảo luận sự việc.
P. Phê bình hay lên án
Thật khó để cảm nhận tức giận và lòng thương người cùng lúc. Nhưng làm điều gì tốt cho người làm bạn tức giận thì được. Nghiên cứu chỉ ra rằng lòng thương người cũng có thể làm tiêu tan cơn tức của người khác. Thay vì phê bình hoặc lên án đối tác, hãy tìm cách nói chuyện với người đó một cách chân tình.
Q. Quên đi sẽ tốt hơn
Có một cách để làm cho cơn giận dữ giảm xuống là hãy học cách tự quên nó đi. Katherine Kueny, Tiến sĩ, giám đốc khoa nghiên cứu hành vi tại đại học Nebraska ở Omaha, bảo mọi người tự thực hiện thí nghiệm về tỉ lệ xúc cảm từ 1 đến 10, với 10 là mức độ tức giận cao nhất.
"Khi ở mức từ 5 đến 10, tôi nói với mọi người làm điều gì đó để làm giảm xúc cảm trước khi bạn phản ứng hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Bạn có thể là vẽ, nấu ăn, đi bộ hoặc chơi trò chơi Sudoku hoặc giải ô chữ”, Tiến sĩ Katherine Kueny nói.
R. Rèn luyện thể thao
Tập Aerobic, kể cả đi bộ nhanh hay chạy bộ, đều là những cách tốt để kiểm soát cơn nóng giận.Tập thể dục giải phóng endorphins, loại hóa chất trong não giúp làm dịu chúng ta và quản lý cảm xúc của chúng ta.
"Bạn trải qua những cảm giác sinh lý như nhau khi bạn tức giận – cảm giác máu chảy rần rật, toát mồ hôi, khó thở - mà ít nhất bạn có một lối thoát cho sự việc và đó là cách để các cảm giác của cơ thể không trói buộc sự giận dữ” Pauline Wallin, Tiến sĩ, nhà tâm lý học ở Camp Hill, Pennsylvania nói.
S. Suy ngẫm thật kỹ
Thay vì quát tháo đối tác, bạn hãy vào trong phòng tìm cách giảm cơn tức giận. Có thể viết điều bực tức ra giấy rồi suy ngẫm. Sau khi cảm thấy bình tĩnh, bạn hãy bước ra gặp đối tác, mỉm cười và nói với họ rằng bạn có thể cả hai chưa hiểu nhau và đề nghị tìm cách tháo gỡ. Một sự đáp trả hợp lý luôn mang đến kết quả như mong muốn.
V. Viết ra
"Viết ra cho phép bạn làm chậm và suy nghĩ kỹ hơn những gì bạn muốn đáp trả lại đối thủ. Thường thì chúng ta sẽ suy nghĩ kỹ hơn, sâu hơn và đôi khi sẽ phân tích được hệ quả của nó. Khi viết ra, chắn chắn bạn sẽ đặt ra câu hỏi “liệu việc ấy có đáng để ta phải phản ứng như vậy không?
Sự giận dữ không được giải quyết sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim cao gấp 5 lần và càng thù địch, bạn càng dễ bị bệnh tim.