Bản tin của
Bộ Y tế tối 12.8 cho biết tính từ 6h đến 18h ngày 12.8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 5.025 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 trong ngày lên 9.667 ca. Trong ngày 12.8 cũng có 3.991 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
TP.HCM phát hiện 2 ổ dịch mới, thêm 2.042 ca Covid-19 xuất viện
|
Chiều 12.8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 326 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành phố trong 13 ngày, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam lên 4.813 ca.
Thông tin về 9.667 ca Covid-19 được công bố trong ngày 12.8 gồm:
- 14 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 9.653 ca ghi nhận trong nước (trong đó có 2.226 ca trong cộng đồng), gồm: TP.HCM (3.841), Bình Dương (3.028), Đồng Nai (1.071), Long An (354), Tiền Giang (212), Khánh Hòa (172), Đồng Tháp (132), Cần Thơ (128), Trà Vinh (91), Tây Ninh (79), Hà Nội (78),
Đà Nẵng (78), Phú Yên (46), Bến Tre (34),
Bình Thuận (31), Đắk Lắk (30),
Ninh Thuận (24), Kiên Giang (23), Lâm Đồng (22), Thừa Thiên - Huế (20), Sóc Trăng (20), Bình Định (20), Quảng Ngãi (16), An Giang (16), Nghệ An (14), Hậu Giang (14), Gia Lai (9), Hà Tĩnh (8 ), Thanh Hóa (6), Thái Bình (6), Đắk Nông (6), Bình Phước (6),
Quảng Bình (5), Bạc Liêu (3), Quảng Nam (2), Nam Định (2), Ninh Bình (1), Lào Cai (1), Kon Tum (1), Hưng Yên (1), Hải Dương (1), Cà Mau (1).
- Tính đến chiều 12.8, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 246.568 ca nhiễm Covid-19; trong đó có 2.395 ca nhập cảnh và 244.173 ca nhiễm trong nước.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27.4 đến nay là 242.603 ca.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 89.145 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 499 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị
ECMO: 21 ca.
Tối 12.8: Thông báo thêm 326 ca Covid-19 tử vong tại 10 tỉnh thành
|
Chiều 12.8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 326 ca tử vong tại 10 tỉnh, thành phố trong 13 ngày, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam lên 4.813 ca. Đây là các ca bệnh được ghi nhận tử vong từ ngày 1.8 đến ngày 12.8 và là các bệnh nhân Covid-19 tử vong thứ 4.488 đến thứ 4.813 tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Tại TP.HCM: 225 ca.
Tại Bình Dương: 42 ca.
Tại Tiền Giang từ 10-11.8: 20 ca.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 1 đến 12.8: 19 ca
Tại Long An: 6 ca.
Tại Bến Tre: 4 ca.
Tại Vĩnh Long: 4 ca.
Tại Đà Nẵng: 2 ca.
Tại Hà Nội: 2 ca.
Tại Bình Thuận: 2 ca.
- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 7.680.044 mẫu cho 21.383.181 lượt người.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 12.098.821 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 11.006.121 liều, tiêm mũi 2 là 1.092.700 liều.
Trước tình trạng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng ở TP.HCM còn tăng cao, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu
Bệnh viện Quân y 175 nâng quy mô Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và vừa từ 200 giường lên 350 giường để hỗ trợ TP.HCM
thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, giúp giảm tải các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố.
Chiều 11.8.2021, Bệnh viện Quân y 175, thuộc
Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và giao nhiệm vụ mở rộng quy mô Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và vừa thuộc Bệnh viện Quân y 175 từ 200 giường lên 350 giường.
Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và vừa thuộc bệnh viện bắt đầu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân từ ngày 19.7. Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận điều trị cho hơn 300 bệnh nhân. Trong đó, có 70 bệnh nhân đã được chữa khỏi và xuất viện.
Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, để công tác điều trị
bệnh nhân Covid-19 đạt hiệu quả, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện cũng áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, tập hô hấp và một số phương pháp riêng để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
Bệnh viện Quân y 175 mở rộng Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng
|
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong vừa yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tập trung thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Cụ thể, Sở Y tế phối hợp cùng Bộ phận Thường trực của
Bộ Y tế tại TP.HCM khảo sát tại cơ sở tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 để tham mưu cho
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM việc điều phối lực lượng y tế tại các cơ sở tiếp nhận, điều trị; quy trình chuyển và điều trị bệnh nhân; hướng dẫn thuốc điều trị tại các cơ sở tiếp nhận, điều trị trong hệ thống 5 tầng.
Đáng chú ý, UBND TP.HCM giao Sở Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố việc vận động các
bệnh nhân Covid-19 đã hoàn thành quá trình điều trị tham gia tình nguyện phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của thành phố, trong đó xác định công việc cụ thể, chế độ hỗ trợ...
TP.HCM có thể vận động bệnh nhân Covid-19 xuất viện tham gia chống dịch
|
Ngày 12.8, Phó chủ tịch
UBND TP.HCM Ngô Minh Châu ký văn bản khẩn yêu cầu 21 quận, huyện và
TP.Thủ Đức phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai một số nội dung quan trọng để thiết lập và bảo vệ “vùng xanh”.
Về việc thiết lập chốt kiểm soát bảo vệ
"vùng xanh", mỗi khu vực chỉ thiết lập 1 lối đi vào - 1 lối đi ra riêng biệt được kiểm soát 24/24 giờ (có thể bố trí camera giám sát) nhưng phải ưu tiên bố trí phù hợp để xe cấp cứu, cứu hỏa có thể di chuyển được và đảm bảo thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Các đường phụ, lối nhỏ, hẻm ra vào khu vực thuộc “vùng xanh” đều phải “phong tỏa cứng”, không cho ra vào kể cả người và phương tiện. Các địa phương hạn chế bố trí lối ra vào ở những nơi giáp ranh khu phong tỏa, cách ly, khu vực có người nhiễm
Covid-19.
"Vùng xanh" tại TP.HCM chỉ có 1 lối ra vào, đóng chặt các hẻm nhỏ phòng Covid-19
|
Trong văn bản hướng dẫn thiết lập và bảo vệ
“vùng xanh” do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu ký sáng 12.8, bên cạnh hướng dẫn nguyên tắc hoạt động, xác định vị trí, tổ chức lực lượng kiểm soát “vùng xanh” thì TP.HCM cũng đưa ra nhiều yêu cầu về công tác
cung ứng thực phẩm cho người dân.
Theo đó, điểm cung ứng thực phẩm thuộc khu vực trong “vùng xanh” nào thì cung ứng cho cư dân, người dân ở khu vực đó. Các điểm cung ứng nằm bên trong khu vực thuộc “vùng xanh”, hạn chế tối đa việc bố trí ở các mặt tiền đường phố giáp ranh giữa các khu vực để người dân không phải ra đường cũng như tránh việc người vãng lai ghé mua hàng làm tăng
nguy cơ lây nhiễm.
Hằng tuần, chính quyền địa phương tổ chức phát thẻ, phiếu đi mua thực phẩm theo hộ gia đình (1 tuần/hộ gia đình sẽ có 1 thẻ,
phiếu đi chợ ) ghi rõ cụ thể: địa điểm cung ứng thực phẩm gần nhất, ngày giờ cụ thể được đi mua thực phẩm.
Người dân TP.HCM ở “vùng xanh” chỉ đi chợ 1 lần mỗi tuần theo khung giờ phòng Covid-19
|
Ngày 12.8, Công an xã Tam Phước (H.Châu Thành, Bến Tre), cho biết vừa công bố và trao các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND H.Châu Thành đối với 8 đối tượng liên quan đến vụ tập trung đông người và đánh bạc trong thời gian thực hiện
giãn cách xã hội theo
Chỉ thị số 16/CT-TTg, với tổng số tiền phạt 169 triệu đồng.
Khoảng 12 giờ, ngày 29.7, Cảnh sát hình sự Công an H.Châu Thành phối hợp với Công an xã Tam Phước bắt quả tang 8 đối tượng đang tập trung đông người, trong đó có 6 đối tượng đang
lắc bầu cua ăn thua bằng tiền trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào hành vi vi phạm của từng đối tượng, ông Dương Văn Phúc, Chủ tịch UBND H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 đối tượng về hành vi đánh bạc và vi phạm về giãn cách xã hội,
tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện với số tiền 21,5 triệu đồng/người và 2 đối tượng về hành vi vi phạm về
giãn cách xã hội, tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, với số tiền 20 triệu đồng/người.
Lắc bầu cua ăn thua bằng tiền giữa lúc giãn cách xã hội, 8 người bị phạt 169 triệu
|
Trưa 12.8, trao đổi với Thanh Niên, đại tá Nguyễn Hồng Vị, Trưởng Công an TP.Bắc Ninh (
Bắc Ninh), cho biết cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Tấn Dương (34 tuổi, trú H.Tân Hồng,
Đồng Tháp) để làm rõ hành vi “làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức”.
Trước đó, khoảng 12 giờ ngày 11.8, Công an TP.Bắc Ninh kiểm tra tại Văn phòng Công ty TNHH thiết kế in ấn, quảng cáo Thiên Nhân (P.Vân Dương, TP.Bắc Ninh), do Dương làm Giám đốc, phát hiện Dương đang bán cho Vũ Văn Chiến (32 tuổi, trú P.Ninh Xá, TP.Bắc Ninh) 6 phiếu kế quả xét nghiệm Covid-19. Trong đó, 5 phiếu test nhanh, 1 phiếu
xét nghiệm PCR của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (P.Võ Cường, TP.Bắc Ninh) với số tiền 1 triệu đồng.
Khám xét khẩn cấp văn phòng in, Công an TP.Bắc Ninh thu giữ thêm 7 phiếu giả kết quả xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cùng một số văn bằng xác nhận chứng thực giả và nhiều tang vật liên quan.
Thủ đoạn làm giả phiếu xét nghiệm Covid-19 tinh vi của giám đốc công ty in
|
Sau khi Báo Thanh Niên đăng thông tin Đồng Nai phối hợp các địa phương đưa, đón người dân về quê, nhiều bạn đọc quê ở Hà Nội, Nghệ An, Khánh Hòa… thắc mắc làm thế nào để được về quê?
Về vấn đề này, lãnh đạo
Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai cho hay, địa phương này không tổ chức đưa người dân về, mà chỉ hỗ trợ tỉnh, thành phố nào có nhu cầu đón công dân của tỉnh mình về quê.
Tức là tỉnh/thành phố nào có nhu cầu đón công dân của mình đang ở Đồng Nai về địa phương thì liên hệ, sau đó hai bên sẽ bàn bạc, trao đổi, thống nhất về thời gian, địa điểm, số lượng, phương thức đưa đón. Danh sách sẽ được UBND cấp huyện, thành phố tổng hợp gửi lên Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai.
Còn nếu địa phương nơi công dân thường trú không có kế hoạch đưa về thì người dân không được tự ý về, vì ngày 31.7 Chính phủ có chỉ đạo
‘Ai ở đâu ở đấy’, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú cho đến khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).
Người ở Đồng Nai muốn về quê trong dịch Covid-19 thì làm thế nào?
|
10 giờ sáng ngày 11.8.2021, nhiều bác tài đang hoạt động cho
ứng dụng gọi xe công nghệ Grab phối hợp với các tình nguyện viên đã nhanh chóng chuyển nhiều hàng hóa là lương thực, nhu yếu phẩm lên 6 chiếc xe hơi (là phương tiện cá nhân của các bác tài) để kịp thời vận chuyển đến các bệnh viện đang điều trị Covid-19 tại TP.HCM.
Đây là chuyến đi thứ 4 của các bác tài này từ khi chương trình hỗ trợ bệnh nhân,
lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch được triển khai trong cộng đồng
tài xế xe công nghệ.
Điểm đến trong buổi sáng 11.8 là
Bệnh viện Dã chiến số 5, thuộc tòa nhà The Garden Mall (
Thuận Kiều Plaza cũ) tại quận 5, TP.HCM. Không chỉ làm công tác vận chuyển, các bác tài còn kiêm nhiệm việc nhiều việc khác nhau như khuân hàng, bốc vác để hoàn thành chuyến đi.
Bác tài Grabcar chở nhu yếu phẩm tiếp tế bệnh viện dã chiến: 'Thấy sướng vì giúp được cộng đồng'
|
Không chỉ tổ chức các chuyến xe
vận chuyển nhu yếu phẩm miễn phí, chương trình này còn kết hợp với Quỹ từ thiện Bông Sơn trao tặng 11.500 bữa ăn miễn phí cho những có
hoàn cảnh khó khăn tại tâm dịch TP.HCM thông qua các
quán cơm xã hội Nụ Cười. Chỉ sau 12 ngày (tính đến ngày 6.8), người dùng ứng dụng này cũng đã ủng hộ thêm 16.000 bữa ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Bình luận (0)