Bàn về cái 'tôi' trong văn học đương đại Việt Nam

26/07/2016 09:54 GMT+7

Bằng phương pháp phê bình hiện đại, Đoàn Cầm Thi mang đến nhiều góc nhìn khác lạ cho những cái “tôi” của các tác phẩm tưởng đã quen thuộc.

Buổi tọa đàm “Cuộc phiêu lưu của cái “tôi” trong văn học đương đại VN” nhân dịp ra mắt tác phẩm Đọc “tôi” bên bến lạ (ảnh) của nhà phê bình văn học Đoàn Cầm Thi, sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 9.8 tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội).
Năm 1986 - năm bắt đầu thời kỳ đổi mới đã đánh dấu sự lên ngôi của cái “tôi” trong văn học, từ thế hệ các tác giả hậu chiến như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh... cho tới các nhà văn thuộc thế hệ hôm nay như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Trần Vũ, Thuận, Phong Điệp, Phan Việt, Phan Hồn Nhiên... Văn chương Việt là cuộc phiêu lưu của những cái “tôi” không độc nhất cũng không đồng nhất, mờ nhạt, cô đơn nhưng đầy ám ảnh của thời toàn cầu hóa.
Bằng phương pháp phê bình hiện đại, Đoàn Cầm Thi mang đến nhiều góc nhìn khác lạ cho những cái “tôi” của các tác phẩm tưởng đã quen thuộc.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn - nhà báo Nguyễn Phong Điệp, nhà văn Nguyễn Việt Hà.
PGS-TS Đoàn Cầm Thi đang giảng dạy tại Học viện Ngôn ngữ và văn minh phương Đông tại Paris (Pháp). Bà là người đã góp phần giới thiệu nhiều tác phẩm văn học VN đương đại tới độc giả nước ngoài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.