Tự động phát
Tuy nhiên, câu hỏi nổi lên là không quân Ukraine sẽ sử dụng JDAM như thế nào khi chỉ có những loại máy bay thời Liên Xô cũ như MiG-29 và Su-27, Su-25 và Su-24.
Một giả thuyết được nêu ra là việc cải tiến thiết bị JDAM để gắn lên các loại bom hàng không thời Liên Xô cũ mà Ukraine đang sử dụng.
Tuy nhiên, tờ The New York Times cho rằng quân đội Ukraine vẫn chỉ nhận được JDAM ở phiên bản tiêu chuẩn, dùng cho dòng bom hàng không Mark 80.
Theo báo The New York Times, các máy bay Ukraine sẽ được cải tiến để mang bom JDAM, như đã có thể mang tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của phương Tây.
Giải pháp về cách gắn JDAM vào máy bay của Ukraine là thành quả của một nhóm các chuyên gia của lực lượng không quân và Vệ binh Quốc gia Mỹ, có biệt danh là “Đội Sói xám”.
Các chuyên gia Mỹ đã đề xuất một giải pháp công nghệ khá đơn giản gồm hai tính năng chính.
Tính năng đầu tiên: để thả JDAM vào mục tiêu, phi công cần nhập dữ liệu cho bom – về vị trí của mục tiêu cũng như tốc độ và vị trí của chính máy bay tác chiến – trong suốt hành trình bay.
Để truyền dữ liệu như vậy, máy bay Ukraine có thể gắn loại giá treo "thông minh" hiện đang dùng để phóng tên lửa AGM-88 từ MiG-29.
Tính năng thứ 2 là về cách phi công lái quả bom vào mục tiêu. Trên thực tế, phần mềm cần thiết đã được quân đội Mỹ phát triển cách đây 10 năm, và hiện chỉ cần thêm laptop hay tablet cùng thiết bị GPS để hoạt động trên máy bay.
Một thắc mắc nhiều người đặt ra nữa là vì sao đến bây giờ Mỹ mới cung cấp JDAM cho Ukraine?
Theo The New York Times, nguyên nhân chính là do JDAM không tích hợp được với các loại bom của Ukraine, và máy bay Liên Xô cũ cũng không sử dụng được đạn dược do phương Tây sản xuất.
Thiết bị điện tử trên máy bay Ukraine không thể giao tiếp với JDAM để chỉ định mục tiêu và thả bom.
Tuy nhiên, sáng chế giá treo "thông minh" dành cho tên lửa AGM-88 đã giúp giải quyết được vấn đề này.
Bình luận (0)