Thế mới thấy sức mạnh của những dòng xe thiện nguyện kịp thời cứu đói, cứu rét cho người nghèo. Có những thứ cần phải tức thời, ngay và luôn. Để đến mai, đến mốt là không còn ý nghĩa.
Các em học sinh bán trú Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) nhận được áo, ủng và găng tay từ Quỹ Trò nghèo vùng cao - Ảnh chụp từ Facebook |
Miền Bắc những ngày rét đậm, rét hại. Băng tuyết phủ kín các vùng sơn cước. Người miền xuôi nô nức lên miền ngược xem tuyết rơi. Người miền núi khóc ròng trước cái chết của trâu, bò, hoa màu. Người miền xuôi mua áo rét, quần tất cho chó cưng. Trẻ em miền núi cởi truồng, chân trần trong tuyết lạnh.
Cuộc sống là thế, có cái này, cái kia. Mỗi người ở một đầu cảm xúc. Mỗi người một hoàn cảnh. Không thể trách ai. Nhưng sao cứ thấy nghèn nghẹn. Cứ thấy mắt cay khi xem TV thấy người phụ nữ Mông chùi nước mắt trước con trâu sắp chết vì rét. Và lòng thổn thức trước hình ảnh những đứa bé cởi truồng đứng trong tuyết lạnh. Khá hơn, những đứa khác có áo quần nhưng không đủ ấm vẫn co ro theo cha mẹ lên nương làm việc trong mưa, tuyết.
|
|
Hà Nội và nhiều nơi khác hàng đêm vẫn có những chuyến xe như thế lặng lẽ hướng tới vùng cao. “Làm việc thiện thì không cần ai biết”. Câu nói ấy tôi được nghe từ những người cả ngày đi làm, tối về lại quần quật khuân vác hàng cứu rét lên xe tải để chuyển cho người nghèo vùng cao. Cũng thấy có nhiều đoàn rầm rộ cùng báo, đài chuyển hàng lên giúp bà con. Họ căng băng- rôn, họ ầm ĩ làm từ thiện. Nhưng thôi, xét cho cùng thì người nghèo cũng vẫn được lợi.
|
|
|
Thầy giáo tôi, anh Trần Đăng Tuấn, người đề xướng và giữ lửa cho chương trình Cơm có thịt, Quỹ Trò nghèo vùng cao, thì hối hả vận động mọi người giúp đỡ chăn, áo, ủng, khăn… cho các cháu nhỏ miền núi, đồng thời tất bật với những chuyến hàng đặc biệt xuyên mưa gió, giá rét để mang đến chút ấm áp cho các cháu. Chỉ trong 2 ngày 25 và 26.1, đã có gần 3000 lượt người ủng hộ chiến dịch Áo -ủng khẩn cấp cho học sinh vùng cao với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng cùng rất nhiều vật dụng như quần áo, đồ dùng…
Còn chị tôi, người phụ trách ban từ thiện – xã hội của một tờ báo, những ngày này cũng không mấy khi có mặt ở nhà. Chị đi về như con thoi giữa các vùng núi giá rét để chuyển lương thực, chăn mền, áo rét, ủng… cho bà con dân tộc. Sức khỏe của chị không tốt nhưng chẳng ai cản được những chuyến đi như vậy của chị. Chị bảo, nhìn bà con, nhất là các cháu nhỏ phong phanh áo mỏng trong giá rét thương lắm. Con mình được ăn no, mặc ấm vậy mà vẫn còn lo bị bệnh, trong khi lũ trẻ miền núi tím tái vì rét thì không cầm lòng được.
Hà Nội và nhiều nơi khác hàng đêm vẫn có những chuyến xe như thế lặng lẽ hướng tới vùng cao. “Làm việc thiện thì không cần ai biết”. Câu nói ấy tôi được nghe từ những người cả ngày đi làm, tối về lại quần quật khuân vác hàng cứu rét lên xe tải để chuyển cho người nghèo vùng cao. Cũng thấy có nhiều đoàn rầm rộ cùng báo, đài chuyển hàng lên giúp bà con. Họ căng băng- rôn, họ ầm ĩ làm từ thiện. Nhưng thôi, xét cho cùng thì người nghèo cũng vẫn được lợi.
Mấy hôm nghe đài báo có tuyết trên Sa Pa, Mèo Vạc, con gái tôi bảo, con muốn đến chỗ đó xem tuyết quá, mẹ ơi. Sống ở miền Nam nắng nóng thế này, con bé nhiều lần ước ao được thấy tuyết rơi. Tôi bảo: “Cả nhà mình đi chỉ để xem tuyết rơi mà tốn mấy chục triệu đồng mẹ thấy lãng phí quá. Theo mẹ, thay vì đi xem tuyết, mình có thể trích một phần số tiền đó để giúp đỡ các bạn nhỏ ngoài đó mua áo ấm, được không?” Trước đây, tôi từng nói cho con nghe về sự thiếu thốn mọi mặt của những đứa trẻ vùng cao. Người dân nghèo phía Nam có thể đói, nhưng ít phải lạnh. Người ngoài Bắc, nhất là vùng núi còn phải chịu thêm cái lạnh cắt da thịt khi đông về. Con tôi cũng nghe ra và nhất trí hoàn toàn với mẹ.
Xe chuyển hàng chống rét cho học sinh ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang - Ảnh chụp từ Facebook
|
Rồi chợt nhớ, không biết cái quyết định mới của Thủ tướng về việc kéo dài chế độ trợ cấp mỗi tháng 120.000 đồng cho các cháu đã trở thành thực tế chưa? Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và 74/2013/NĐ-CP, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hàng năm sẽ được miễn học phí và được hỗ trợ kinh phí học tập. Với chính sách này, việc huy động các học sinh vùng cao đến lớp của các thầy, cô giáo ở vùng cao đã bớt chật vật hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nghị định này đã hết hiệu lực từ cuối năm 2015. Không có tiền, các cô giáo đành thôi nấu ăn cho học trò và vận động phụ huynh phải tự túc, cho con mang cơm theo. Nhưng đứa có, đứa không nên đến bữa ăn cảnh tượng rất tội nghiệp. Rét thế này mà còn phải chịu đói nữa thì trẻ con làm sao chịu nổi?
Thực ra, Quyết định của thủ tướng đã được công bố từ ngày 4.1, nhưng để đưa quyết định đi vào thực tế còn phải trải qua nhiều chặng đường. Lâu nay, cái sự nó phải là thế. Có muốn nhanh cũng phải… từ từ, cho đúng quy trình, quy định.
Thế mới thấy sức mạnh của những dòng xe thiện nguyện kịp thời cứu đói, cứu rét cho người nghèo. Có những thứ cần phải tức thời, ngay và luôn. Để đến mai, đến mốt là không còn ý nghĩa. Những đứa trẻ vùng cao không còn mỗi ngày 4.000 đồng để có 2 bữa ăn thanh đạm ở trường. Nhiều bé đã phải bỏ học vì cha mẹ không lo nổi số tiền đó. Nhiều bé vẫn đến lớp nhưng không có cặp lồng cơm mang theo. Nhiều thầy cô giáo vì thương mà phải móc đồng lương còm của mình để tiếp tục nấu ăn cho học trò và trong lòng băn khoăn không biết mình có thể cầm cự được đến lúc nào khi mà số tiền 4.000 đồng mỗi ngày kia cứ bặt vô âm tín.
Cũng như những người sung sướng ào lên vùng cao để xem tuyết rơi những ngày này, những người làm chính sách vẫn thận trọng với đủ quy trình để những quyết định đã được ban hành đến với dân một cách… từ từ nhất.
Bình luận (0)