Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển và quản lý

14/01/2015 05:00 GMT+7

Tại Nga, mạng xã hội chủ yếu là của các công ty trong nước, chính phủ Nga kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài.

Tại Nga, mạng xã hội chủ yếu là của các công ty trong nước, chính phủ Nga kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội từ nước ngoài.

Tiếp theo Thanh Niên số 13 ngày 13.1.2015.
  Mạng xã hội đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong đợt biểu tình ở Ai Cập năm 2011 - Ảnh: AFP
Khi đề cập đến tình hình Bắc Phi, Trung Đông, ông Andrei Grozin, Vụ trưởng Vụ Châu Á của Viện Nghiên cứu các nước Trung Á của Nga nhận xét: Ai cũng thấy rõ ràng là mô hình thay đổi chế độ ở đây đã được lập ra theo phiên bản hiện đại hoá “cách mạng màu”`, một thời từng được áp dụng trong không gian hậu Xô Viết. Giờ đây, dường như nó lại được lặp lại với sự trợ giúp của các công nghệ mới. Tại Belarus, Cơ quan cảnh sát mật KGB cũng tăng cường kiểm soát thông tin trên các trang mạng xã hội. Các quốc gia khác như: Pakistan, Iran, Syria, Triều Tiên, Cuba, Bangladesh, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Myanmar… đã chặn các mạng xã hội nước ngoài Facebook, Flickr, Twitter… đề ra chính sách và giải pháp tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng xã hội.
Ngay chính quyền Mỹ, một mặt, lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, VN, Cuba, Iran, Myanmar, Syria… “vi phạm tự do internet”, họ tiếp tục tung ra các trang mạng xã hội bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau khi đã thực hiện rất hiệu quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng Ả Rập, Farsi), chi ít nhất 30 - 50 triệu USD mỗi năm kể từ năm 2011 để “bảo ve”^. các blogger đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp ly”' cho hoạt động truyền thông. Mặt khác, kiên quyết ngăn cản việc bán Yahoo! cho Công ty thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, đến mức ông Jack Ma - Chủ tịch công ty này phải thốt lên: “Vấn đề là những thương lượng của chúng tôi đang được dẫn giải từ chuyện kinh tế sang chuyện chính tri”.. Hoá ra, người Mỹ cũng không thể “vô tu”+, không thể trao quyền “tự do” cho Yahoo!, cho internet và coi việc nắm Yahoo! cũng là chuyện chính trị.
Internet và một số loại hình truyền thông điện tử ở VN
Theo Trung tâm internet VN (VNNIC), tính đến cuối năm 2014, cả nước có 36 triệu/93 triệu người sử dụng internet, tương ứng với 38% số dân, đứng thứ 8 ở châu Á và thứ 20 thế giới. Chỉ tính 14 năm qua, từ năm 2001 đến 2014, số lượng người sử dụng internet tăng trung bình mỗi năm khoảng 12 - 15%. Trong số hơn 36 triệu người VN sử dụng internet, có gần 20 triệu khách hàng của Google, hơn 15 triệu của Yahoo!, có 26 triệu khách của Facebook, đều tăng rất cao so với con số dự báo cách đây 4 - 5 năm. 

Cả nước có trên 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang tin của cơ quan báo chí và trên 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp. 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22 bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử. Có 16 nhà đăng ký tên miền VN, 98 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại VN. Con số thống kê nêu trên cho thấy, tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin của ta được thực hiện khá tốt, kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, nâng cao dân trí, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Người dùng internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trước máy, ngoài nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống, người dùng máy tính còn truy cập vào các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội, các trang web nước ngoài, các blog, diễn đàn, YouTube (kênh video trực tuyến)...
Với báo chí điện tử trong nước, bên cạnh thế mạnh và ưu điểm cơ bản, một số báo và trang thông tin điện tử của ta còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ. Cùng với những báo, tạp chí điện tử đã được cấp phép đúng luật, xuất hiện nhiều website không phải là cơ quan báo chí nhưng hoạt động và đăng tải thông tin như một cơ quan báo chí, vi phạm luật Báo chí và các quy định pháp luật khác.
Ở bên ngoài, lợi dụng internet, các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng hoạt động chống đối, xâm phạm an ninh quốc gia của ta với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng xây dựng các trang web, đặt máy chủ ở ngoài VN, đăng tải thông tin, luận điệu sai trái, kích động chống phá ta. Từ giữa 2009 đến nay, các thế lực thù địch tập trung vào hoạt động tuyên truyền phá hoại Đại hội XI của Đảng, xuyên tạc Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội XI, đòi tẩy chay và sau đó xuyên tạc Hiến pháp mới, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, kích động một số người dân biểu tình vì lý do “bảo vệ chủ quyền biển đảo"?, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của VN. Ngoài những trang web, blog, diễn đàn có nội dung phản động được hosting ở nước ngoài, thời gian gần đây, xuất hiện một số trang web sử dụng tên miền VN (tên miền .vn) hoặc tên miền quốc tế nhưng được hosting tại VN đăng tải tài liệu, truyện, tranh, ảnh, video clip có nội dung độc hại, đồi truỵ, bạo lực, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc... (còn tiếp).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.