Theo Bộ Xây dựng tính đến tháng 2, tại TP.Hà Nội có 745 chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng; trong đó, mới có 492/745 nhà chung cư tổ chức được hội nghị để bầu ban quản trị (BQT). Tại TP.HCM hiện có 1.367 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, trong đó có hơn 100 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, với 9 chung cư có tranh chấp gay gắt, phức tạp.
tin liên quan
Chung cư bị 'siết nợ' do chủ đầu tư bất hợp tácTheo nhiều chuyên gia, nguyên nhân của việc bùng nổ tranh chấp nhà chung cư thời gian qua, quy định của pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập, lạc hậu, như cách tính diện tích căn hộ, diện tích lô gia, hộp kỹ thuật, diện tích chung - riêng... trong các văn bản pháp luật chưa hoặc chưa quy định rõ; quy định các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chưa phù hợp, đủ mạnh với yêu cầu quản lý, tình hình thực tế.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản VN, cho rằng cần thiết phải nâng quy định pháp luật về quản lý, vận hành sử dụng nhà chung cư lên tầm nghị định để bao quát hơn, cụ thể hơn, tránh những tranh chấp. Khi sửa đổi quy định pháp luật liên quan, cần đảm bảo nguyên tắc hài hòa quyền lợi của 3 bên: cư dân, chủ đầu tư, nhà nước. Trường hợp quy định nào chưa thống nhất hài hòa được cần sửa đổi theo hướng có lợi cho cư dân vì đây là nhóm yếu thế, cần bảo vệ quyền lợi.
Cũng theo ông Nam, cần tăng cường phần chế tài hơn đối với chủ đầu tư, nhất là quy định về chây ì bàn giao phí bảo trì. Tạo lập dần thói quen đưa tranh chấp nhà chung cư ra tòa án giải quyết thay vì các hình thức căng băng rôn, gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay.
Bình luận (0)