Tài liệu tham khảo không bắt buộc
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXB Giáo dục VN, cho biết NXB đã xuất bản một số sách giáo khoa (SGK) song ngữ, tập trung chủ yếu là môn toán, môn khoa học, hóa, sinh. Phần tiếng Anh là chưa được Bộ GD-ĐT thẩm định. Đến thời điểm này đã có hơn 40 sở GD-ĐT tự nguyện đăng ký tham gia.
tin liên quan
Bất ngờ thêm sách giáo khoa song ngữ!: Khó đạt 2 mục tiêu cùng một lúcSử dụng sách giáo khoa song ngữ (trước hết trong các môn toán và khoa học), nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ là con đường nhiều nước đã trải qua và từ bỏ vì không hiệu quả.
Theo ông Tùng, trong các công văn giới thiệu bộ sách này, NXB đều trình bày rõ đây là một tài liệu tham khảo, không bắt buộc, hoàn toàn mang tính tự nguyện. Việc đăng ký sử dụng tùy theo điều kiện của cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh. Mục tiêu của SGK song ngữ là hỗ trợ học sinh nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh. Ông Tùng giải thích: “Sách song ngữ là một tài liệu thí điểm, phát hành trên tinh thần tự nguyện đăng ký sử dụng của học sinh. NXB Giáo dục VN muốn cùng giáo viên, học sinh thí điểm một công cụ học tập mới và xác định sách song ngữ có được chấp nhận hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng”.
Ông Tùng khẳng định: “Mặc dù có sách song ngữ, nhưng SGK hiện hành vẫn sử dụng bình thường”.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản, NXB Giáo dục VN đã lập lờ giữa SGK và sách tham khảo. “Ông Tùng cho rằng SGK song ngữ (Báo Thanh Niên phản ánh mấy ngày qua) là tài liệu tham khảo thì tại sao trên sách này không có dòng nào ghi là tài liệu tham khảo!”, vị chuyên gia này nói.
Dựa trên sự tự nguyện của người học
Trên Báo Thanh Niên số ra ngày 1.6, ông Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng ban Quản lý đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, cho biết Bộ GD-ĐT chưa có văn bản chỉ đạo riêng cho việc tổ chức dạy song ngữ. Mới chỉ có chủ trương của Chính phủ thể hiện trong Quyết định 1400 ban hành năm 2008 hoàn thành việc xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở một số môn học, ngành học của ĐH, CĐ. Sau khi có đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, Bộ tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 72 (năm 2014) quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
tin liên quan
Bất ngờ thêm sách giáo khoa song ngữ!Vừa kết thúc năm học, phụ huynh học sinh bậc tiểu học bất ngờ nghe thông báo năm học mới sẽ sử dụng sách giáo khoa khác, loại song ngữ Việt - Anh.
Như vậy, dù chưa có văn bản chỉ đạo riêng cho việc dạy song ngữ nhưng NXB Giáo dục VN lại tùy tiện thực hiện bộ sách song ngữ và tổ chức cho các sở GD-ĐT đăng ký tham gia trên tinh thần được gọi là tự nguyện (!).
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tùng cho rằng Chính phủ ban hành Quyết định 72 với nguyên tắc “Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát từ nhu cầu của xã hội và sự tự nguyện của người học”. Việc tổ chức dạy học bằng tiếng nước ngoài ở bậc học phổ thông, Quyết định 72 ghi rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông của VN có thể được dạy và học một phần hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đối với các lĩnh vực toán, khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học. SGK, tài liệu sử dụng dạy và học bằng tiếng nước ngoài (bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ) phải được Sở GD-ĐT cho phép sử dụng”.
Sao lại thí điểm song ngữ cấp tiểu học ?
Ông Tùng cũng dẫn ra chủ trương của Bộ GD-ĐT về vấn đề dạy song ngữ qua Công văn số 4099 ngày 5.8.2014 và Công văn số 4509 ngày 3.9.2015 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016 gửi các sở GD-ĐT, các trường THPT. Đối với môn tiếng Anh ghi rõ:“Triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện”.
tin liên quan
Sách giáo khoa song ngữ tự biên tự diễnÔng Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng ban Quản lý đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 khẳng định sách song ngữ toán và các môn khoa học do NXB Giáo dục xuất bản là do đơn vị này tự tổ chức dịch, Bộ GD-ĐT chưa thẩm định!
Ông Tùng viện dẫn thêm Chỉ thị số 3131 ngày 25.8.2015 của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong phần giáo dục phổ thông có ghi: “Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với VN. Nâng cao hiệu quả triển khai đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
Tuy vậy, qua những văn bản ông Tùng đã nêu, chúng tôi chưa thấy văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc thực hiện dạy song ngữ ở cấp tiểu học nhưng NXB Giáo dục VN lại phát hành cả sách song ngữ môn toán ở bậc học này (!?).
Chưa kể đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 chỉ yêu cầu triển khai ở cấp THPT. Theo mục tiêu của đề án, đến năm 2015 sẽ triển khai dạy môn toán bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường THPT tại các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn trọng điểm khác. Sau đó, mỗi năm tăng thêm khoảng từ 15 - 20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học khác.
Bình luận (0)