Bát nháo tại di tích Phủ Dầy

02/02/2015 08:48 GMT+7

Sự thiếu kiên quyết, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương khiến quần thể di tích quốc gia Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy, một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc, bị bỏ mặc.

Sự thiếu kiên quyết, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương khiến quần thể di tích quốc gia Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy, một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc, bị bỏ mặc.
Thủ nhang phủ Tiên Hương xây nhà ở ngay cạnh điện thờ - Ảnh: Hoàng LongThủ nhang phủ Tiên Hương xây nhà ở ngay cạnh điện thờ - Ảnh: Hoàng Long
Di tích thành nhà riêng
Quần thể di tích Phủ Dầy và lễ hội Phủ Dầy chưa hề có ban quản lý. Rất dễ nhận ra hậu quả của sự thờ ơ, buông lỏng quản lý đã biến di tích thành nhà riêng của các thủ nhang, cảnh quan bị xáo trộn, xâm hại nghiêm trọng. Ở cả 22 di tích đều có tình trạng căng lều bạt, hàng quán, quầy viết sớ... từ cổng vào đến cửa đền, phủ. Tại các phủ Tiên Hương, Lăng Mẫu, Cộng Đồng..., thủ nhang xây tường, dựng cột thép làm nhà ăn, nhà đón khách, phòng ở, thậm chí nhà vệ sinh khắp nơi, không biết chỗ nào là nơi thờ tự, chỗ nào là nơi sinh hoạt cho khách.
Ông Trần Xuân Bình, Trưởng ban Quản lý di tích, danh thắng tỉnh Nam Định, cho biết cách đây mấy năm, tỉnh quyết định đầu tư vào phủ Tiên Hương 30 triệu đồng nhưng thủ nhang phủ này xin trả lại, tự dùng tiền của mình để tu sửa nên nhiều thủ nhang đã không tuân thủ các quy định về bảo tồn, giữ nguyên trạng di tích. Đơn cử, thủ nhang phủ Bóng xin làm cổng đền, mang thiết kế ra trình, xin phép nhưng sau đó lại xây theo thiết kế khác. Tương tự, tại di tích cấp quốc gia Lăng Mẫu, thủ nhang xin xây nhà để bia nhưng sau đó tự ý chuyển thành nơi thờ cúng.
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định, người nhiều năm gắn bó với Phủ Dầy cho biết: “Năm nào Thanh tra Bộ VH-TT-DL và các cơ quan chức năng cũng phải cảnh báo lễ hội Phủ Dầy về tình hình an ninh, trật tự và các vấn đề tiêu cực”.
Theo ông Trần Anh Dũng, Bí thư Huyện ủy H.Vụ Bản, năm 2008 UBND huyện đã thành lập Ban Quản lý di tích Phủ Dầy, nhưng dân kéo lên tận huyện phản đối, các thủ nhang không chấp hành nên việc quản lý bất thành. Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đánh giá: “Trước đây chính quyền địa phương chậm, chưa kiên quyết trong việc tổ chức quản lý di tích và lễ hội Phủ Dầy nên dẫn đến hậu quả khó quản lý như hiện nay”.
Ông Trần Anh Dũng thừa nhận: “Việc quản lý di tích, lễ hội Phủ Dầy hầu như được khoán trắng cho các thủ nhang ở các đình phủ theo cơ chế UBND xã Kim Thái khoán cho từng đền, phủ theo từng năm, với mức phủ Tiên Hương nộp khoảng 1 tỉ đồng, các phủ nhỏ hơn phải nộp từ 200 - 400 triệu đồng. Chính do cơ chế khoán này, cộng với thái độ thiếu trách nhiệm của một số ban ngành chức năng đã tạo quyền “độc tôn” cho các thủ nhang, dẫn đến hậu quả là di tích bị xâm hại, lễ hội còn nhiều bất cập”.
Biển quảng cáo được treo ngay trong trong khu thờ tựBiển quảng cáo được treo ngay trong trong khu thờ tự
“Quản lý không phải là thu tiền từ di tích”
Cuối năm 2014, hồ sơ đề nghị công nhận quần thể di tích Phủ Dầy là di tích đặc biệt cấp quốc gia của tỉnh Nam Định bị Bộ VH-TT-DL loại ngay từ vòng đầu vì nguyên nhân chính là “thiếu yếu tố quản lý nhà nước”. Lúc này, vấn đề quản lý mới được lật lại.
Ngày 6.1.2015, UBND H.Vụ Bản ban hành quy chế quản lý di tích Phủ Dầy nhằm quản lý hoạt động của các thủ nhang. Việc chọn thủ nhang sẽ được tiến hành thông qua bỏ phiếu tín nhiệm của người dân địa phương, UBND xã công nhận kết quả, ký hợp đồng quản lý với thời hạn 5 năm. Sau 5 năm, nếu người trông coi di tích được nhân dân tín nhiệm thông qua sẽ tiếp tục làm. Nhưng ngay khi bắt đầu, quy chế này đã bị phản đối kịch liệt.
Ông Trần Anh Dũng cho biết, từ giữa tháng 11.2014, H.Vụ Bản tổ chức lấy ý kiến của người dân xã Kim Thái về quy chế quản lý các di tích Phủ Dầy. Đến ngày 24.11, UBND huyện nhận được đơn kiến nghị với nội dung không đồng tình của 1.667 người dân. Đến ngày 20.1.2015, Công an H.Vụ Bản xác định chỉ có 30% người dân có tên, chữ ký trong đơn xác nhận, còn lại không công nhận tên, chữ ký của mình.
Theo ông Dũng, nguyên nhân chính dẫn đến phản ứng trên là các thủ nhang sợ mất vị trí dẫn đến mất lợi ích kinh tế. “Mỗi năm các di tích Phủ Dầy thu về ít nhất vài chục tỉ đồng, thậm chí hàng trăm tỉ đồng. Nhưng ngoài khoản thu vài tỉ nộp về xã thì không ai biết các thủ nhang chi tiêu ra sao. Việc lập quy chế quản lý trên không phải là để thu tiền; chúng tôi vẫn để các thủ nhang quản lý, chi tiêu tiền thu từ di tích, lễ hội. Chỉ khác là bây giờ phải công khai thu được bao nhiêu và chi tiêu như thế nào chứ không thể mập mờ, tùy ý”.
“Tỉnh Nam Định lần này kiên quyết thực hiện bằng được quy chế mới. Dù có bất kỳ sức ép gì, chúng tôi sẽ không để kịch bản năm 2008 lặp lại”, ông Bạch Ngọc Chiến khẳng định.
Hiện nay, tại Phủ Dầy có 2 luồng ý kiến đối lập của các thủ nhang về quy chế này. Bà Trần Thị Huệ, đại diện gia đình thủ nhang phủ Tiên Hương không đồng tình với quan điểm thành lập ban quản lý nhà nước hoặc đưa ra bầu thủ nhang theo thời hạn 5 năm/lần. Bà Huệ cho biết gia đình bà đã bỏ nhiều công sức, tiền của từ hơn 20 năm qua để xây dựng phủ Tiên Hương khang trang như ngày nay, vì vậy gia đình bà phải tiếp tục quản lý.
Ngược lại, ông Trần Văn Cường (thủ nhang phủ Vân Cát) thì khẳng định sẵn sàng chấp hành theo quy định của nhà nước. Theo ông Cường, hiện do thiếu vai trò quản lý của nhà nước, các thủ nhang coi phủ như nhà mình. Không chỉ tổn hại đến di tích mà hoạt động khai thác du lịch tâm linh tại đây đang bị thương mại hóa. Đã có chuyện thủ nhang nói xấu nhau để tranh khách. Tình trạng môi giới, “buôn thần bán thánh” khá phổ biến. Một canh hầu khoảng 30 triệu đồng nhưng qua môi giới, giá đội lên tới 100 - 200 triệu đồng...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.