Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Cuộc chiến pháp lý tăng nhiệt

Văn Khoa
Văn Khoa
11/11/2020 06:00 GMT+7

Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý nhằm thay đổi kết quả bầu cử sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr có động thái mới.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm qua 10.11 gửi văn bản, ủy quyền cho giới công tố liên bang điều tra những “cáo buộc rõ ràng và có thể đáng tin về hành vi trái quy định gây tác động tiềm tàng đến kết quả bầu cử liên bang trong một bang”, trước khi kết quả bầu cử được công nhận.
Ông Barr nhấn mạnh các công tố viên có thể mở các cuộc điều tra sơ bộ và việc này sẽ cho phép họ cùng giới điều tra xem liệu có bằng chứng để tiếp tục điều tra sâu hơn hay không, theo AP. Ông Barr còn nhấn mạnh tuy cần phải xử lý kịp thời và hiệu quả “những cáo buộc đáng tin”, nhưng giới chức Bộ Tư pháp cũng phải hành động cẩn trọng và giữ cam kết tuyệt đối về sự công bằng, trung lập.

Lãnh đạo Thượng viện Mỹ ủng hộ tổng thống Trump kiện kết quả bầu cử

Ông Bar đưa ra chỉ thị mới vài giờ sau khi gặp lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, người trước đó khẳng định Tổng thống Donald Trump có quyền điều tra hành vi bất thường trong bầu cử. Ông Trump nhiều lần đưa ra cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhưng không trưng bằng chứng và chưa chấp nhận thua cuộc trước ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Vẫn còn đường cho ông Trump?

Với chỉ thị mới từ Bộ trưởng Barr, Tổng thống Trump có thể sẽ thúc đẩy cuộc chiến pháp lý về kết quả bầu cử. Tạp chí Politico hôm qua loan tin ông Bill Stepien, quản lý nhóm phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, đã chủ trì cuộc họp với các nhân viên để bàn về những bước đi kế tiếp khi nhóm đang có hành động pháp lý ở tất cả bang chiến địa quan trọng.
Cùng ngày, cố vấn nhóm Jason Miller cho hay nhóm tin chắc vẫn còn đường cho Tổng thống Trump tiếp tục nhiệm kỳ 2.

Tổng thống Trump thay Bộ trưởng Quốc phòng

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Cuộc chiến pháp lý tăng nhiệt

Ông Christopher Miller (trái) và ông Mark Esper

Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 10.11 thông báo trên Twitter rằng đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia (NCTC) Christopher Miller làm Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền với hiệu lực ngay lập tức.
Ông Miller là cựu binh đặc nhiệm lục quân và từng giữ nhiều vị trí cố vấn cho chính quyền Tổng thống Trump về chống khủng bố cho đến khi được Thượng viện phê chuẩn làm Giám đốc NCTC hồi tháng 8.2020.
Sự ra đi của ông Esper là điều được giới truyền thông dự báo từ trước vì những bất đồng quan điểm với Tổng thống Trump.    
Vi Trân
Ông Miller cho biết thêm nhóm đang thu thập những bằng chứng cho cáo buộc gian lận và tin rằng sẽ có đủ bằng chứng để thay đổi kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania.
Cũng trong hôm qua, nhóm phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump nộp đơn kiện lên một tòa án liên bang ở Pennsylvania nhằm ngăn chặn giới chức bầu cử bang công nhận ông Biden thắng cử ở bang này.
Reuters trích dẫn nội dung đơn kiện cho hay bên nguyên đơn cáo buộc giới chức bầu cử bang vi phạm Hiến pháp Mỹ bằng cách tạo ra “hệ thống bầu cử hai tầng bất hợp pháp”, theo đó cử tri đến phòng phiếu bị giám sát chặt chẽ hơn so với những người bỏ phiếu qua thư.

Mong đợi gì ở ông Joe Biden trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống?

Bên cạnh đó, một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa ở nghị viện Pennsylvania tuyên bố sẽ kêu gọi kiểm phiếu lại và yêu cầu tạm thời không công nhận kết quả bầu cử cho đến khi quy trình kiểm tra hoàn tất.

Phía ông Biden dọa kiện

Trong khi đó, một thân cận của cựu Phó tổng thống Biden hôm qua tiết lộ nhóm chịu trách nhiệm về chuyển giao quyền lực của ông đang xem xét nộp đơn kiện Cơ quan Dịch vụ công Mỹ (GSA) vì trì hoãn việc công nhận ông là tổng thống tân cử, theo Reuters. Nhóm này khẳng định chiến thắng của họ đã rõ ràng và việc GSA trì hoãn là không công bằng.
Politico hôm qua dẫn lời 2 quan chức tiết lộ Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows dự đoán GSA sẽ không công nhận ông Biden thắng cử cho đến ít nhất là ngày 13.11 và có thể lâu hơn.
Từ đây đến ngày 8.12, các bang phải giải quyết những tranh chấp liên quan bầu cử, như kiểm phiếu lại và khiếu nại về kết quả bầu cử, theo AP. Ngày 11.12 là hạn chót các bang công nhận kết quả bầu cử. Đến ngày 14.12, đại cử tri đoàn tại mỗi bang sẽ chốt kết quả bầu cử tại bang đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.