Các đơn vị kinh doanh vàng trong nước tiếp tục giữ chênh lệch giá mua và giá bán vàng SJC từ 200.000 - 220.000 đồng/lượng, khi giới đầu tư vàng giao dịch khá thận trọng, trong không khí trầm lắng. Do sự điều chỉnh không đều giữa giá trong và ngoài nước dẫn đến mức giá vàng trong nước từ mức cao hơn 2,6 triệu đồng/lượng rút ngắn xuống mức 2,2 triệu đồng/lượng.
Trước đó, giá vàng thế giới có phiên tăng mạnh nhất trong hai tuần khi tình hình chính trị của Mỹ đang ngày càng trở lên rối ren hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump lún sâu vào các bê bối, cộng với số liệu kinh tế không mấy lạc quan đã đẩy lực mua vàng tăng mạnh.
Trong phiên, giá vàng lên cao chạm ngưỡng 1.260 USD/ounce, trước khi đóng cửa phiên giao dịch 17.5, giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 tăng 24 USD và chốt ở mức 1.258,80 USD/ounce.
Về thị trường dầu thô, giá dầu tăng trở lại sau khi bị chốt lời vào phiên liền trước. Báo cáo từ Chính phủ Mỹ về trữ lượng dầu thô của nước này giảm trong tuần qua là yếu tố chính kéo giá đi lên.
Theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 12.5 giảm 1,75 triệu thùng xuống mức 520,8 triệu thùng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô WTI tăng 58 cent (1,2%) lên 49,24 USD/thùng. Thời điểm ngay sau báo cáo về trữ lượng dầu thô tồn kho của Mỹ, giá tăng lên 49,5 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô Brent tăng 72 cent (1,4%) lên 52,37 USD/thùng.
Ở thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm thêm 2 đồng xuống mức 22.368 đồng/USD. Không cùng xu hướng, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng 10 đồng/USD so với cuối ngày 17.5. Tại Vietcombank lên mức 22.655 - 22.725 đồng/USD; ACB 22.660 - 22.730 đồng/USD; Eximbank 22.630 - 22.730 đồng/USD...
tin liên quan
Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăngSáng nay 17.5, giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng, tuy nhiên mức tăng không cân xứng.
Bình luận (0)