BE GROUP mong muốn nâng tầm tài xế công nghệ Việt Nam

05/11/2019 08:00 GMT+7

Tài xế công nghệ có mặt tại Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây. Lực lượng lao động này đang có chiều hướng gia tăng. Điều này, đặt ra nhiều bài toán về đảm bảo quyền lợi cũng như kỹ năng dành cho đội ngũ tài xế.

Tài xế công nghệ sẽ được xem như nhân viên bình thường?

Mới đây, dự luật AB5 với các điều khoản yêu cầu các công ty ứng dụng gọi xe công nghệ đối xử với tài xế như những nhân viên chính thức đã được thông qua tại bang California - Hoa Kỳ. Theo đó, dự luật cho phép các tài xế đang lái cho các ứng dụng gọi xe công nghệ phải được xếp vào diện nhân viên công ty chứ không phải người lao động tự do như trước nữa.
Theo New York Times đưa tin, ông Gavin Newsom - Thống đốc bang California đã ủng hộ dự luật và vì vậy việc thông qua chỉ là vấn đề thời gian.
Ứng dụng gọi xe công nghệ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2014, sau 5 năm, đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thị trường này thông qua hình thức giao hàng, chở khách và giao thức ăn. Công việc này cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 300.000 người nhưng lại gần như bị bỏ ngỏ về phương thức đào tạo, kỹ năng nghiệp vụ cho một tài xế công nghệ (TXCN).
Vì vậy, hầu hết các TXCN hiện nay đều xem đây là một nghề tạm thời, và ai cũng có thể trở thành TXCN - chỉ cần họ có phương tiện.
Theo kết quả trong một cuộc thăm dò mới đây, 72% người tiêu dùng mong muốn TXCN được huấn luyện chuyên nghiệp hơn để có thể đem lại dịch vụ chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Và trong khảo sát kỳ vọng của TXCN do thạc sĩ xã hội học thực hiện thì có đến 23,1% tài xế mong muốn được huấn luyện nhiều hơn các kỹ năng để có thể làm tốt công việc của mình.
Cả khách hàng và TXCN đều mong muốn được đào tạo bài bản làm tốt công việc hơn

Cả khách hàng và TXCN đều mong muốn được đào tạo bài bản làm tốt công việc hơn

Hiện nay, có đến 56,7% TXCN lạc quan về nghề nghiệp vì có thu nhập tốt và họ vẫn đang hằng ngày nỗ lực đóng góp cho xã hội như bao nghề nghiệp khác. Thế nhưng, nghề TXCN vẫn chưa thật sự được bảo vệ xứng đáng bởi luật pháp và xã hội. Chính vì vậy, vấn đề chuẩn hóa, công nhận nghề TXCN chưa bao giờ quan trọng và cần thiết như bây giờ.

BE GROUP mong muốn nâng tầm nghề TXCN

Từ những ngày đầu tham gia vào thị trường, ứng dụng gọi xe be đã có những quan điểm tương tự như hướng đi của bang California - Mỹ khi muốn xem TXCN như những nhân viên bình thường. "Nếu tài xế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng nghề nghiệp của mình, họ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng. Bản thân khách hàng cũng có cái nhìn thiện cảm hơn, từ đó thay đổi định kiến với nghề TXCN", ông Trần Thanh Hải, CEO BE GROUP chia sẻ.
Mới đây, BE GROUP đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) nhằm chuẩn hóa nghề TXCN. Nổi bật trong đó là, khóa huấn luyện TXCN chuyên nghiệp đầu tiên trong khuôn khổ cuộc thi Tay Lái Vàng.
BE GROUP và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) hợp tác nhiều nội dung nhằm chuẩn hóa nghề TXCN

BE GROUP và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) hợp tác nhiều nội dung nhằm chuẩn hóa nghề TXCN

Đây là cơ hội cho các tài xế của hãng được tham gia các lớp đào tạo bài bản để trở thành nhóm lao động chất lượng và chuyên nghiệp. Theo đó, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) sẽ tham mưu, tư vấn chuyên gia đào tạo cho TXCN theo các nội dung: kiến thức lái xe đúng luật và an toàn, kỹ năng xử lý tình huống giao thông (giả định), dịch vụ khách hàng, kiểm soát căng thẳng trong khóa huấn luyện.
Tài xế be học nhóm và hào hứng với học phần “Dịch vụ khách hàng và quản lý cảm xúc” do TS Hoàng Xuân Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục giảng dạy

Tài xế be học nhóm và hào hứng với học phần “Dịch vụ khách hàng và quản lý cảm xúc” do TS Hoàng Xuân Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục giảng dạy

Có mặt trong khóa huấn luyện, anh Trần Văn Trịnh - tài xế beCar cho biết: “Đi học mấy hôm nay mới thấy be không chỉ đơn thuần tạo ra một ứng dụng gọi xe mà họ thực sự coi trọng tài xế - đối tác của mình, điều đó cũng khiến cho cánh tài xế cảm thấy được tôn trọng và luôn cố gắng hết mình để những cuộc hợp tác đó luôn mang lại hài lòng cho cả hai”.
Với hàng loạt các hành động thiết thực, có thể nói “be” là doanh nghiệp tiên phong giới thiệu một chuẩn mực hoàn toàn mới về chế độ đối xử công bằng hơn cho các tài xế. Dựa trên mô hình của “be”, các nhà chức trách khi thấy rõ hiệu quả và lợi ích cho người lao động, sẽ có cơ sở thực tế để cụ thể hóa lại bằng luật và áp dụng cho các doanh nghiệp gọi xe khác trên thị trường.
Với mục tiêu hướng tới công nhận tài xế công nghệ là một nghề, “be” phối hợp cùng Bộ LĐ- TBXH (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp) tổ chức cuộc thi “Tay lái vàng” nhằm tìm kiếm, đào tạo và tôn vinh người tài xế. Cuộc thi gồm 4 vòng thi: Vòng 1: Đề pa (thi kiến thực online); Vòng 2: Tăng ga (Khóa huấn luyện tài xế công nghệ chuyên nghiệp trên toàn quốc); Vòng 3: Tiến xa (50 tài xế xuất sắc nhất thi đua bằng bình chọn từ khách hàng; Vòng 4: Về đích (Thử thách tình huống từ khách hàng bí ẩn). 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.