Ngày 2.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 01/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố tai nạn tại công trường thi công dự án cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, H.Thanh Bình, Đồng Tháp).
Đã có khoảng 350 người tham gia cứu hộ bé trai |
Trần Ngọc |
Theo công điện, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, tiếp tục phối hợp với Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung triển khai công tác cứu nạn kịp thời, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.
Cứu nạn bé Hạo Nam: Sẽ khoan đất xuyên đêm, kể cả trời mưa lớn |
Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, GTVT, Xây dựng khẩn trương huy động chuyên gia và chỉ đạo lực lượng có kinh nghiệm ứng phó sự cố để hỗ trợ địa phương triển khai công tác cứu nạn theo đề nghị của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (nếu có).
Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi công tác cứu nạn, khắc phục sự cố nêu trên, kịp thời điều phối, huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ triển khai công tác cứu nạn theo đề nghị của địa phương theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ: LĐ-TB-XH, Công an, GTVT và UBND tỉnh Đồng Tháp… tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động xây dựng tại công trình cầu Rọc Sen; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (thứ 3 từ phải qua), cùng lãnh đạo tỉnh bàn phương án cứu hộ tại hiện trường |
Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn
Đến 18 giờ ngày 2.1, sau khi lực lượng công binh Quân khu 9 hỗ trợ lực lượng cùng các thiết bị chuyên dụng, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp đã xác định được vị trí bé Thái Lý Hạo Nam bị rơi xuống cọc bê tông mố cầu Rọc Sen, thuộc công trình đường ĐT-857 (ấp 2, xã Phú Lợi, H.Thanh Bình, Đồng Tháp).
Cùng ngày 2.1, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cùng ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ.
Cứu nạn bé Hạo Nam: Đã làm sạch 23/35 mét bùn đất trong lòng ống |
Sẽ hỗ trợ gia đình xây lại nhà
Sáng ngày 2.1, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cùng lãnh đạo các đơn vị có liên quan của tỉnh đã đến thăm, động viên gia đình anh Thái Lý Tấn Tài và chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (cha mẹ bé Nam).
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình bé Nam đang sống trong căn nhà sàn siêu vẹo, ông Nghĩa đề nghị các ngành chức năng địa phương quan tâm hỗ trợ gia đình vượt qua khó khăn. Trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị tỉnh sớm hỗ trợ cất cho vợ chồng anh Tài một căn nhà tình thương.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã huy động hầu như tất cả các trang thiết bị con người trong điều kiện có thể; đồng thời đề nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các bộ Quốc phòng, Công an, Xây dựng, GTVT và LĐ-TB-XH để hỗ trợ tỉnh.
Khó khăn nhất trong công tác cứu hộ là địa chất công trình phức tạp, cọc đóng khá sâu (35 m), hiện trường nằm sâu trong đồng ruộng, việc di chuyển thiết bị máy móc gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tại công trình còn thiếu thiết bị quan sát trong lòng ống để hỗ trợ liên tục theo dõi tình hình cháu bé.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thông tin đã có 350 người gồm lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, đại diện các sở, ngành cùng lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Đồng Tháp và H.Thanh Bình cùng lực lượng Công binh Quân khu 9 có mặt ở hiện trường tham gia cứu hộ.
Đồng thời, lực lượng cứu hộ huy động 2 cần cẩu, 4 máy đào, 5 sà lan, 1 dàn cọc khoan nhồi, 1 thiết bị xói hút bùn, 2 giàn khoan guồng xoắn, 2 giàn khoan địa chất và các máy móc phụ trợ khác. Ngoài ra, tỉnh cũng tập kết thêm ống vách đường kính lớn để phối hợp thực hiện với giàn khoan cứu hộ bé bị nạn.
Có thể sẽ kéo trụ bê tông lên và cứu bé Hạo Nam vào sáng 4.1 |
Chạy đua với thời gian
Theo ông Bửu, phương án ưu tiên trong việc cứu hộ là sau khi làm mềm đất đá sẽ dùng phương tiện chuyên dụng để kéo ống lên. Sau đó, lực lượng công binh của Quân khu 9 sẽ tiến hành nội soi để dò tìm vị trí nạn nhân, tiếp đến cắt ống để cứu hộ.
Ông Bửu nói: “Hiện các lực lượng chức năng, chuyên môn có mặt tại hiện trường đã chuẩn bị các phương án để xử lý tùy theo tình huống phát sinh, trên tinh thần đảm bảo an toàn cho bé và đẩy nhanh công tác cứu hộ cứu nạn kịp thời, nhanh chóng”.
Xem nhanh 20h ngày 3.1: Diễn biến cứu nạn bé Hạo Nam ngày thứ tư |
Đến 15 giờ ngày 2.1, lực lượng cứu nạn sử dụng mũi khoan guồng xoắn tại các vị trí xung quanh cọc, phá ma sát xung quanh cọc được 32/35 m. Công tác khoan vẫn đang được thực hiện liên tục. Bộ phận y tế và đội cứu nạn luôn túc trực tại hiện trường và bơm ô xy liên tục tạo dưỡng khí cho cháu bé.
Khoảng 18 giờ 30 phút, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT Đồng Tháp, cho biết quyết tâm triển khai khoan để đưa cọc bê tông có chứa bé trai và phải hoàn thành công tác cứu hộ trước buổi sáng 3.1.
Bình luận (0)