• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bệnh lý về răng trong đời người phụ nữ

11/01/2016 03:08 GMT+7

Với phụ nữ, có những thời điểm chị em cần quan tâm hơn đến vấn đề răng miệng. Lý do vì vào những thời điểm “nhạy cảm” của cơ thể, các vấn đề về răng miệng dễ xảy ra gây khó chịu cho và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài: BS Nguyễn Kim Oanh (BV Hùng Vương, TP.HCM)

 

Dollarphotoclub sore-mouth

 

Những ngày chị em có chu kỳ kinh nguyệt dễ bị sâu răng hơn?

Đúng! Bên cạnh các triệu chứng của thời kỳ kinh nguyệt như căng tức ngực, khó tiêu đau bụng… một số phụ nữ có thể gặp bệnh về răng miệng. Mặc dù có chăm sóc răng miệng kỹ nhưng chị em phải đối mặt bệnh răng miệng nhiều hơn nam giới vì sự thay đổi hormone. Lượng hormone estrogen tích tụ nhiều hơn trong nướu lợi vào ngày đèn đỏ làm chúng nhạy cảm dễ gây ra sưng, chảy máu, lượng tiểu cầu và yếu tố đông máu cũng giảm, những chiếc răng sâu trước đó cũng được dịp hoành hoành. Nha sĩ sẽ từ chối nhổ răng, tẩy trắng răng trong thời kỳ nguyệt san vì nướu lợi chảy máu nhiều và đau đớn hơn. 

 

Trong thời gian dùng thuốc tránh thai, tôi dễ bị viêm nướu?

Đúng! Các thuốc tránh thai có chứa hormone progesterone làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, ngăn cản sự rụng trứng để quá trình thụ tinh không diễn ra. Mặc dù hiện nay các loại thuốc tránh thai khá an toàn cho phụ nữ khi dùng nhưng chúng vẫn gây ra những tác dụng phụ, nhiều nhất là viêm nướu. Chính sự thạy đổi nội tiết do thuốc dẫn tới đỏ, sưng tấy, viêm nướu, đau lợi… Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai mà gặp những hiện tượng này chị em cần đến bác sỹ để được tư vấn. 

 

2950692

 

Khi mang thai, phụ nữ thường bị tình trạng đau buốt răng?

Đúng! Bởi vì khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu, sự thay đổi nội tiết tố khiến răng miệng kém: chảy máu chân răng, răng lung lạy, viêm lợi. Nhiều thai phụ do trước khi mang thai không chăm sóc răng miệng, khám định kỳ nên gặp tình trạng đau buốt răng, sung huyết, chảy máu nặng hơn. Thai phụ bị các bệnh về răng miệng sẽ dễ sinh non, sinh con thiếu cân. Vì thế, trước khi mang thai, bạn nên “tới thăm” nha sĩ, bác sĩ nha khoa theo định kì 3 tháng/ lần, chải răng hằng ngày 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa. 

 

Thời kỳ tiền mãn kinh, chị em dễ bị rụng răng?

Thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng có liên quan mật thiết đến nội tiết tố estrogen và progesterone. Lượng hormone trong cơ thể tăng cao khiến răng miệng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Sự xáo trộn nội tiết tố khiến phụ nữ trung niên dễ bị viêm nướu răng, đau lợi, đau miệng, nóng rát, thay đổi vị giác và khô miệng. Bên cạnh đó thiếu hụt lượng vitamin và canxi vào thời điểm “giao thời” này còn khiến răng “xuống cấp”, bị lung lay dễ bị rụng răng. Tốt nhất, phụ nữ nên chủ động khám răng trong thời kỳ tiền mãn kinh, tránh để tình trạng thấy đau mới tìm đến bác sỹ.

 

Tooth-Whitening

 

Khi phụ nữ bị loãng xương, bộ xương hàm sẽ yếu nhanh?

Đúng! Ở độ tuổi càng cao, phụ nữ dễ bị loãng xương. Có mối liên hệ giữa loãng xương và nhiều căn bệnh khác, đặc biệt bệnh nha chu. Việc chụp X-quang còn có thể phát hiện chứng mất xương. Sở dĩ như vậy là do răng và xương đều cần hấp thụ các khoáng chất cần thiết, nhất là canxi, nếu thiếu sẽ rơi vào tình trạng loãng xương. Khi bị loãng xương, xương hàm yếu sẽ ảnh hưởng đến răng làm rụng răng. Bố sung sữa chứa canxi và những liệu pháp chống loãng xương do bác sỹ chỉ định sẽ giúp phụ nữ trung niên giảm loãng xương và những triệu chứng này. Trong quá trình điều trị loãng xương bằng thuốc, cần theo dõi các bệnh về răng miệng và lưu ý đến xương hàm. 

 

Theo thống kê của Viện răng hàm mặt Quốc gia, trên 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Những bệnh thường gặp là viêm nướu, viêm lợi, sâu răng, hôi miệng với nguyên nhân phổ biến là thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Đối với chị em phụ nữ, nên chủ động đi khám răng định kỳ, đặc biệt là trong những giai đoạn như mang thai, cho con bú sữa mẹ, và thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.  
Top
Top