Dân gian gọi thành cổ này là thành Trương Phụ. Theo sử sách, năm 1406, nhà Minh kéo 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trương Phụ là tướng của nhà Minh, kéo quân đến chiếm giữ núi Lam Thành, xây thành làm căn cứ với mục đích cướp nước ta lâu dài.
Cỗ đầu người
Năm 1413, Trùng Quang Đế cử quan Ngự sử là Nguyễn Biểu vào Lam Thành thương thuyết với Trương Phụ. Theo sách Đại Nam thống chí, Nguyễn Biểu đến dinh, Trương Phụ bắt lạy nhưng Nguyễn Biểu không chịu nên Trương Phụ bắt lính nấu canh đầu người mời Nguyễn Biểu ăn để thử thách ông. Nguyễn Biểu ngồi vào bàn tiệc và nói "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, rồi vừa ăn vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người.Sau lần đó, Trương Phụ khâm phục khí tiết cương trực của Nguyễn Biểu nên tha cho ông về. Tuy nhiên, hàng tướng của Trương Phụ là Phan Liêu thấy thế, kích nên giết Nguyễn Biểu vì để lại tất sẽ thành họa. Trương Phụ nghe lời, sai quân đem trói Nguyễn Biểu vào cọc tre dưới sông Lam để thủy triều dâng lên dìm chết. Để tưởng nhớ ông, nhân dân vùng Lam Thành sau đó lập đền thờ ông ở Lam Thành.
Năm 1424, Lê Lợi kéo quân vào Nghệ An, thu phục được lòng dân trước cảnh người dân Nghệ An bị nhà Minh bóc lột bằng sưu cao thuế nặng. Cuối năm đó, Lê Lợi kéo quân đến núi Thiên Nhẫn (thuộc xã Nam Kim, H.Nam Đàn ngày nay) xây dựng căn cứ để luyện binh, tập hợp lực lượng. Sau đó, Lê Lợi tiến sang đánh thành Nghệ An trên núi Lam Thành.
Thực hiện chính sách vừa đánh giặc vừa cày ruộng, thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, Lê Lợi cho khép chặt vòng vây trên núi Lam Thành. Thấy thế quân Minh còn mạnh, thành lại rất kiên cố, bên dưới Lê Lợi vừa vây thành vừa đánh nghi binh, cho làm nhiều quân lính bằng rơm để đánh lừa quân Minh. Đồng thời, Nguyễn Trãi liên tục viết thư thuyết phục Thái Phúc, tướng quân Minh, ra hàng. Tháng 2.1427, Thái Phúc mở cửa thành ra hàng, Lê Lợi chiếm được thành Nghệ An.
Trước và sau khi giặc Minh chọn Lam Thành làm trấn thủ, ngọn núi này đã được các vua Lê Đại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Quang Trung, Thiệu Trị... chọn làm điểm kinh lý hoặc trấn thủ đánh giặc.
Bí ẩn thành cổ, dinh thự xưa: Chuyện kỳ lạ quanh biệt thự Phi Ánh
Bên cạnh người tình thứ nhất là Mộng Điệp, vị cựu hoàng đa tình Bảo Đại còn dành nhiều tình cảm cho người đẹp Phi Ánh. Tương tự Mộng Điệp, Phi Ánh cũng được tặng ngôi biệt thự sang trọng.
Những điều kỳ bí dưới chân thành
Nội thành Nghệ An rộng khoảng 1 km2, được xây dựng từ chân núi lên đỉnh núi theo hình tam giác, gồm thành phía đông và thành phía tây. Tường thành được xếp bằng đá phủ đất theo hình thang cân, đáy lớn khoảng 3,5 m, đáy nhỏ 1,5 m, cao 3,5 m. Hiện thành chỉ còn lại 2 phía: thành phía đông chạy suốt từ chân núi đến đỉnh núi dài khoảng 890 m, trên đỉnh thành có ụ súng; thành phía tây còn bờ thành xếp đá phủ đất dài khoảng 1.000 m từ chân núi lên đỉnh núi, có 4 ụ súng. Trong thành có các trại lính, nhưng hiện chỉ còn lại dấu vết của nền nhà.
Bà Nguyễn Thị Ngật (76 tuổi), sống dưới chân núi Lam Thành, kể hồi bà còn nhỏ, dưới chân núi có một đống gạch cổ cạnh một hố sâu như cái giếng, bà hay nghe người ta gọi là “giếng lộ vàng”. Bà nghe người trong làng kể lại rằng, một hôm nọ có một nhóm người Hoa đến làng. Họ mang theo bản đồ và đi xem xét khắp nơi, rồi đo đo vẽ vẽ… Nửa ngày sau họ thuê dân đào ngay vị trí cái hố. Dân đào sâu xuống thì đụng tới một lớp gạch, khi đó những người Hoa bảo họ dừng lại không đào nữa và trả công cho những người tham gia đào. Hôm sau, người dân không còn thấy những người Hoa này trong làng nữa, còn lớp gạch cổ dưới hố bị nạy tung. Dân làng cho rằng nhóm người Hoa đã đến làng tìm số vàng do quân Minh chôn dưới hố khi đóng quân ở đây và đã lấy vàng mang đi. Từ đó, người làng gọi hố này là “giếng lộ vàng”.
[ẢNH] Cận cảnh đường hầm bí mật trong biệt điện Bảo Đại
Cửa thoát hiểm tại phòng làm việc của cựu hoàng Bảo Đại (bên trong biệt điện số 1, TP.Đà Lạt) được ngụy trang bằng kệ sách có thể xoay tròn để dẫn vào đường hầm bí mật khi có bất trắc xảy ra.
Ông Phạm Thế Sơn, Chủ tịch UBND xã Hưng Phú, kể ngay dưới chân núi Lam Thành trước đây có đền Thái Phúc (thờ tướng Thái Phúc của quân Minh đã mở cửa thành giúp quân Lê Lợi chiếm thành) rất thiêng. Dân địa phương không ai dám đụng đến đền vì cứ đụng vào là về nhà sẽ có chuyện không lành, con gái đến kỳ kinh nguyệt không dám đi qua đền. Cách đây mấy năm, khi đơn vị thi công làm dự án mở đường ven sông Lam cho máy đến múc cây bàng trước đền. Máy múc cứ đụng vào cây là gàu bị gãy. Người lái máy thấy lạ, hỏi chuyện thì mới hết hồn, làm lễ cúng tế rồi mới nhổ được cây. Hiện ngôi đền này được một doanh nghiệp khai thác mỏ xây mới, dời lên sườn núi.
Số phận thành cổ này cũng rất... khổ. Năm 2007, chân núi có dấu hiệu sụt lở, đe dọa hơn chục hộ dân do bị khoét lấy đất đắp đê cách đó 7 năm. Sau đó, địa phương cho một doanh nghiệp lấy danh nghĩa chống sạt lở nhưng mục đích là đào núi lấy quặng man gan. Di tích bị xâm hại nặng nề khiến người dân kịch liệt lên án. Khi “vét” hết quặng, việc chống sạt lở cũng hoàn thành. Đơn vị khai thác quặng đã chuộc lỗi bằng cách xây dựng 3 miếu thờ ngay trên khu vực đã lấy quặng. Tuy nhiên, ngoài miếu được cho là thờ tướng Thái Phúc, hai miếu còn lại, người dân sống cạnh đó cũng không biết thờ ai.
Mới đây, dù đã trở thành di tích quốc gia, được khoanh vùng bảo vệ, nhưng chính quyền địa phương vẫn “hồn nhiên” ký hợp đồng với một nhà mạng để lắp đặt một cột thu phát sóng di động ngay trung tâm di tích trên đỉnh núi Lam Thành. Khi công trình hoàn thành, cơ quan chức năng mới biết và ra lệnh buộc tháo dỡ. Vết thương để lại là núi bị đào nham nhở để lấy đường cho xe chở vật liệu lên đỉnh núi thi công cột phát sóng.
Bình luận (0)