(TNO) Sau sự xuất hiện đầy bí ẩn của một hố đen sâu hút tại Siberia, các nhà khoa học càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện thêm hai hố đen có đặc điểm tương tự.
Những hố đen mới đã lộ diện trên nền băng Siberia, chỉ vài tuần sau vụ xuất hiện hố đen đầu tiên trên bán đảo Yamal.
Theo tờ The Siberian Times, hố đen thứ hai hiện diện ở vùng băng tầng vĩnh cửu ở miền Bắc nước Nga giống như hố đen thứ nhất, trong khi hố đen thứ ba nằm tại bán đảo Taymyr về phía đông, ở khu vực Kransoyark.
Nếu hố đen đầu tiên, đường kính 30 m, đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu; các hố đen mới, với đường kính nhỏ hơn (lần lượt 15 và 4 m) nhưng bề ngoài tương tự, thực sự thách thức sự kiên nhẫn của các nhà khoa học Nga.
Đủ loại giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng hố đen mọc đầy Siberia này, chẳng hạn như đây là dấu vết tiểu hành tinh đâm xuống bề mặt địa cầu, hố tên lửa, trò đùa quá lố của người nào đó, hay do người hành tinh rảnh rỗi đào hố chơi.
Trong đó, một giả thuyết được cho có khả năng nhất là băng tầng vĩnh cửu bị tan chảy do thay đổi khí hậu, dẫn đến sự phun khí methane và hố đen hình thành.
Hố đen đầu tiên sâu đến 70 m, chưa rõ độ sâu của hai hố đen còn lại.
Hạo Nhiên
>> Thiên hà có 3 siêu hố đen
>> Lần đầu phát hiện siêu hố đen song sinh
>> Hố đen và sao khổng lồ
>> Vô số hố đen thời đầu vũ trụ
Bình luận (0)