Vô số hố đen thời đầu vũ trụ

09/06/2013 03:20 GMT+7

Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã tìm được chứng cứ cho thấy có sự tồn tại của vô số hố đen bên cạnh những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ.

Sử dụng thông tin được truyền về từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA và dữ liệu hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cứ mỗi 5 nguồn lực vũ trụ thì hố đen là 1 nguồn đóng góp tín hiệu hồng ngoại nền, tức ánh sáng tập hợp từ thời điểm cấu trúc đầu tiên hình thành trong vũ trụ. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hố đen chịu trách nhiệm đến ít nhất 20% ánh sáng hồng ngoại nền của vũ trụ, chứng tỏ hoạt động mạnh mẽ của chúng trong kỷ nguyên của những ngôi sao đời đầu”, theo Space.com dẫn lời Alexander Kashlinsky, nhà vật lý học thiên thể thuộc Trung tâm bay Goddard của NASA.

Từ đó, các nhà thiên văn tin rằng ánh sáng nền xuất phát từ cả các chòm mặt trời khổng lồ thuộc thế hệ đầu tiên của vũ trụ lẫn từ hố đen, vốn sản sinh khối năng lượng khổng lồ trong lúc chúng tích tụ khí gas.

Thụy Miên

>> Chứng kiến "bữa ăn" của siêu hố đen
>> Bất ngờ sao hình thành gần siêu hố đen
>> Dải Ngân hà giữa trùng vây hố đen
>> Siêu hố đen quay với tốc độ ánh sáng
>> Dải Ngân hà có hố đen mới?
>> Cách mới "cân" hố đen
>> Những hố đen lớn nhất vũ trụ
>> Phát hiện hố đen "siêu khổng lồ
>> Hố đen "quái vật" giấu mặt

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.