Nhân viên cứu hộ Tomas Lopez đang gác tại vị trí của anh ta ở bờ biển Hallandale, phía bắc thành phố Miami, vào chiều ngày 2.7 thì được báo rằng có một người tắm biển bị chìm tại khu vực “không được bảo vệ” của bờ biển.
“Tôi phải chạy một quãng xa song có người đang cần tôi giúp đỡ. Tôi không thể nói không”, tờ South Florida Sun-Sentinel dẫn lời nhân viên cứu hộ 21 tuổi.
|
Người đàn ông gặp nạn đã được vớt lên bờ, sau đó được chuyển đến bệnh viện, nơi ông ta vẫn đang được chăm sóc đặc biệt.
Tuy nhiên, khi Lopez viết báo cáo về vụ việc, anh đã bị sa thải vì chạy ra khỏi khu vực được phân công phụ trách hơn 500 yard (457,2 mét).
“Họ nói với tôi một cách khá đàng hoàng. Giống như là họ muốn nói “xin lỗi, song quy định là quy định. Tôi không thể tin được những gì đang xảy ra”, Lopez kể lại.
Một người giám sát của các nhà thầu tư nhân cung cấp dịch vụ cứu hộ tại bờ biển Hallandale giải thích: “Chúng tôi có các vấn đề trách nhiệm pháp lý và không thể đi ra khỏi khu vực bảo vệ. Những gì anh ta làm là quyết định riêng của anh ta. Anh ta biết quy định của công ty và đã làm những gì anh ta cho rằng cần phải làm”.
Dù không còn công việc có thu nhập 8,25 USD/giờ, Lopez nói anh vẫn sẽ làm như vậy nếu chuyện này lặp lại.
“Đó là vấn đề đạo đức. Tôi không bao giờ đặt công việc lên trên đạo đức của mình”, Lopez thổ lộ.
Sơn Duân
>> Cứu hộ du thuyền chết máy trên biển
>> Cứu hộ 47 ngư dân gặp nạn ở Trường Sa
>> Thùng cứu hộ trên lũ của cậu học trò xứ Huế
>> Cứu hộ tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa
>> Phao cứu hộ điều khiển từ xa
>> Cứu hộ cứu nạn: Mạnh ai nấy "cứu
Bình luận (0)