Sau 8 năm vừa học vừa làm nghề mộc trên đất Lào, dù đã có một công việc với mức lương ổn định nhưng anh Lê Văn Dũng (29 tuổi, ở thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, H.Thăng Bình, Quảng Nam) vẫn mong muốn quay về quê lập nghiệp và tiện chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Đầu năm 2016, trong một lần tình cờ được tiếp cận với mô hình nuôi chim cút, dần dần anh “bén duyên” với mô hình này.
tin liên quan
Bí quyết làm giàu: Trồng thanh long ruột đỏ trên đất cằn Tây nguyênQuyết tâm làm giàu bằng sức trẻ, anh tiếp tục vay mượn rồi nhập thêm con giống về nuôi; đồng thời tìm đến các cơ sở nuôi chim cút quy mô lớn ở một số địa phương lân cận để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Với phương châm vừa nuôi vừa tìm tòi, học hỏi, cuối cùng anh đã thành công.
Theo anh Dũng, để chim cút khỏe mạnh, phát triển tốt thì mỗi buổi sáng phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nhiệt độ chuồng trại luôn đảm bảo 30 - 32 độ C, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Cung ứng đủ lượng nước sạch cho chim uống, thường xuyên kiểm tra theo dõi để sớm phát hiện các triệu chứng mắc bệnh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời...
Trại cút được xây dựng khép kín, trang bị theo phương pháp nuôi hiện đại và có hệ thống nước uống tự động nên không gây mùi hôi.
Hiện trại của anh Dũng có hơn 10.000 con chim cút, trong đó có khoảng 5.000 con đang thời kỳ sinh sản. Mỗi lứa cút giống sẽ cho thu trứng trong vòng 1 năm với tỷ lệ đẻ thường xuyên gần 90%. Chim mái có giá bán 10.000 đồng/con, còn chim đực có giá 8.000 đồng/con và trứng cút bán giá khoảng 4.000 đồng/chục trứng; sau khi trừ chi phí anh Dũng thu về gần 150 triệu đồng.
“Chim cút có thể đem lại cho người chăn nuôi thu nhập khá, cuộc sống ổn định. Sắp tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô cũng như số lượng chim cút”, anh Dũng nói.
Bình luận (0)