'Bí quyết' nói lời xin lỗi dễ được chấp nhận

13/04/2016 22:00 GMT+7

Mắc lỗi là chuyện rất thường xảy ra trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tìm ra phương pháp để nói lời xin lỗi chân thành và dễ được chấp nhận nhất.

Mắc lỗi là chuyện rất thường xảy ra trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tìm ra phương pháp để nói lời xin lỗi chân thành và dễ được chấp nhận nhất.

Nhận trách nhiệm và đề nghị sửa lỗi là 2 yếu tố quan trọng giúp lời xin lỗi dễ được chấp nhận - Ảnh: ShutterstockNhận trách nhiệm và đề nghị sửa lỗi là 2 yếu tố quan trọng giúp lời xin lỗi dễ được chấp nhận - Ảnh: Shutterstock
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ) mới đây đã thực hiện khảo sát đối với 755 người về mức độ hài lòng đối với những lời xin lỗi chứa 6 yếu tố chính: biểu hiện hối tiếc, giải thích lỗi lầm, nhận trách nhiệm, tuyên bố ăn năn, đề nghị sửa lỗi và mong muốn được tha thứ, theo Daily Mail.
Những người này sẽ vào vai một nhà quản lý tuyển nhân viên. Tình huống được đưa ra là những người ứng tuyển bị phát hiện khai gian mức thuế trong công việc trước đó và nói xin lỗi. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ hiệu quả, đáng tin và thích đáng của lời xin lỗi theo thang đo từ 1 (hoàn toàn không) đến 5 (rất).
Kết quả cho thấy lời xin lỗi càng chứa đầy đủ 6 yếu tố như đã nêu ở trên thì càng hiệu quả, theo ông Roy Lewicki, trưởng nhóm nghiên cứu.
Lời xin lỗi sẽ chỉ là nói suông nếu bạn không hứa sẽ sửa lỗi - Ảnh: Shutterstock
Nhận trách nhiệm là điều quan trọng nhất để lời xin lỗi được chấp nhận. Tiếp theo đó là đề nghị sửa lỗi. Trong khi đó, việc đề nghị tha thứ được coi là yếu tố ít quan trọng nhất.
“Người ta sẽ chẳng quan tâm nếu lời xin lỗi chỉ là nói suông. Nhưng nếu bạn nói ‘Tôi sẽ sửa chữa lỗi lầm đó’, có nghĩa là bạn cam kết bằng hành động thật sự”, ông Lewicki giải thích.
Bên cạnh đó, lời xin lỗi của bạn sẽ khó được chấp nhận hơn nếu bạn thiếu chân thật, so với việc bạn thiếu năng lực. Ngoài ra, thái độ chân thành, cách giao tiếp bằng mắt và giọng nói của bạn cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lời xin lỗi có được chấp nhận hay không.
Và bây giờ, nếu bạn nhận ra mình vừa có lỗi với ai đó, hãy thử cách làm trên để được thông cảm và tha thứ. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.