Bị rắn cắn, bé gái 2 tuổi cắn lại và cái kết không ai ngờ

Thiên Lan
Thiên Lan
19/08/2022 18:17 GMT+7

Một bé gái 2 tuổi đã phản ứng lại việc bị rắn cắn vào môi bằng cách cắn ngược lại, khiến con rắn chết tươi.

Đứa trẻ mới biết đi, sống ở Kantar, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị rắn cắn vào ngày 10.8, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, những người hàng xóm nghe thấy tiếng bé hét lên khi bị rắn tấn công ở sân sau nhà.

Khi đến chỗ cô bé, họ thấy bé có vết cắn trên môi và một con rắn dài hơn nửa mét giữa 2 hàm răng của cô bé!

Bé gái 2 tuổi đã phản ứng lại việc bị rắn cắn vào môi bằng cách cắn ngược lại, khiến con rắn chết tươi!

Shutterstock

Con rắn sau đó đã chết, trong khi cô bé được đưa đến Bệnh viện sản nhi Bingol Maternity and Children's (Thổ Nhĩ Kỳ) để điều trị, theo Newsweek.

Sau 24 giờ theo dõi, cô bé đã hồi phục tốt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), do khối lượng cơ thể nhỏ, trẻ em dễ bị tác hại của nọc độc hơn so với người lớn.

Nọc độc của rắn, tùy vào loài rắn, có chứa độc tố thần kinh can thiệp vào các xung thần kinh, hoặc chất độc máu hemotoxin, gây độc tế bào và cản trở quá trình đông máu.

Do đó, tác hại của rắn cắn có thể bao gồm tê liệt, xuất huyết, suy nội tạng và tổn thương mô, theo Newsweek.

Hiện chưa rõ loài rắn liên quan đến vụ việc. Trong số 45 loài rắn được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, có 12 loài có nọc độc.

Tuy nhiên, vì cô bé không có triệu chứng gì nghiêm trọng nên rất có thể bé đã may mắn gặp phải loài rắn không có nọc độc.

Anh Mehmet Ercan, cha của bé, nói với các nguồn tin truyền thông rằng: Hàng xóm nói rằng con bé đã cầm con rắn trong tay và chơi với nó và nó cắn con bé.

Sau đó, con bé đã cắn lại con rắn như một phản xạ, anh cho biết. Lúc ấy, anh đang làm việc.

Sau 24 giờ theo dõi, cô bé đã hồi phục tốt

Shutterstock

WHO ước tính khoảng 5,4 triệu người bị rắn cắn trên khắp thế giới mỗi năm, trong đó có 2,7 triệu trường hợp là rắn độc. Dẫn đến từ 81.000 đến 138.000 người chết mỗi năm do rắn cắn, và gấp 3 lần con số này đã bị liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí phải cắt cụt chi do nọc độc, theo Newsweek.

Rắn cắn có thể được điều trị bằng thuốc chống nọc độc, thường được tạo ra bằng cách sử dụng nọc độc của rắn.

Tuy nhiên, việc sản xuất nọc độc phải đối mặt với một số vấn đề vì rất ít quốc gia có khả năng sản xuất đủ nọc rắn chất lượng tốt.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.