tin liên quan
Thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũBuổi giao quân ở Q.2 có 343 thanh niên trong tổng số 4.470 thanh niên ở thành phố trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.
Tại buổi giao quân, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ quãng đời quân ngũ của mình đối với các bạn trẻ sẵn sàng vào quân đội bảo vệ đất nước. Những bạn trẻ vào quân ngũ hôm nay khiến ông nhớ lại gia đình và thời thanh niên của mình trải qua biết bao vất vả để bây giờ luôn tin vào thế hệ trẻ.
|
Bí thư Thành ủy cho biết năm 1964 khi đó ông 11 tuổi và có kỷ niệm rất đặc biệt. Khi đó GS-TS Nguyễn Thiện Thành, cha của ông, đang là bộ đội. Cứ buổi tối, khi ăn cơm xong, "cậu bé Nhân" để ý lại không thấy cha mình có ở nhà. Đến tháng 7.1964, không thấy cha về nhà, hỏi má thì mới biết cha đang đi làm nhiệm vụ. “Khi đó tôi mới biết lần đó ba tôi cùng với một vài người nữa trở về miền Nam chiến đấu và đi bằng con tàu không số”, ông Nhân tâm sự.
Ông Nhân kể tiếp, khi tàu xuất phát ở Hải Phòng chỉ có 5 người, cùng đoàn thủy thủ và 100 tấn vũ khí trên tàu với mục tiêu vào Cà Mau tập kết. Ra đến Biển Đông, gặp tàu và máy bay Mỹ đuổi theo, tàu phải dạt sang vùng biển Philippines, sau đó tàu nhận được lệnh trở lại Hải Phòng chờ dịp khác.
Lần thứ 2, tàu lại xuất phát từ Hải Phòng ra Biển Đông và lại gặp tàu của Mỹ, đến lần thứ 3 con tàu mới thoát khỏi vòng vây và tới Cà Mau an toàn. Chuyến đi đó thay vì hải trình 6 ngày đến nơi thì 20 ngày mới cập bến. Đến năm 1976, gặp lại cha, ông Nhân mới được cha kể lại hải trình gian khổ này.
|
|
“Trước khi lên tàu không số phải làm lễ truy điệu sống cả thủy thủ lẫn thành viên trên tàu vì khi gặp sự cố sẽ không có ai làm lễ truy điệu cả. Trước mũi tàu có 100 kg bộc phá, đuôi tàu có 100 kg bộc phá. Lên đường có 3 phương án thôi. Trí tuệ, sáng tạo thì cập bến Cà Mau, gặp địch tấn công buộc phải đánh thì đánh trả lại và nếu không có khả năng chiến thắng thì tự cho nổ tàu chấp nhận hy sinh để giữ bí mật”, ông Nhân nói về hành trình gian khổ, đầy hiểm nguy khi đi tàu không số đi vào nam chiến đấu.
Bí thư Nhân kể tiếp, sau khi cha vào Nam năm 1964, năm 1965, mẹ của ông cũng vào Nam bằng cách đi bộ. Bản thân ông khi đó một mình ở lại miền Bắc. Đến năm 1970, khi 17 tuổi, ông Nhân có 2 sự lựa chọn là đi học tiếp hoặc đi bộ đội. Và phần lớn học viên khóa học của ông Nhân khi đó đều đăng ký nhập ngũ, trong đó có ông.
Sau khi vào bộ đội, thử thách đầu tiên chính là đi bộ quãng đường 60 km mang cả ba lô, vũ khí. Đi được hơn 10 km, chân ai cũng đau và phồng rộp, sau đó phải lấy kim chích bọng nước để nước ra, giảm đau để tiếp tục hành quân. Hơn 2 ngày, đoàn từ Hà Nội hành quân tới Hòa Bình. “Đến nơi mệt muốn chết nhưng ai cũng vui vì đã làm được điều mà trước đó mình nghĩ không bao giờ làm được”, ông Nhân nói.
|
|
Ông Nhân tâm sự sau này nhìn lại ông và đồng đội đều thấy những năm tháng quân ngũ là thời gian đáng tự hào nhất vì được rèn luyện, được thử thách và được cống hiến. Sau này mọi người đều nói trong chiến tranh thanh niên được đi bộ đội là điều tự hào nhất và mọi người đều lưu giấu những tình cảm đó.tin liên quan
18.000 thanh niên địa bàn Quân khu 7 hăng hái tòng quân
“Bây giờ các bạn trưởng thành trong hòa bình nhưng 90 triệu dân để có hòa bình thì 1 triệu người là bộ đội, công an, dân quân tự vệ làm cho 90 triệu dân có hòa bình. Cho nên các bạn đi nhập ngũ lần này có nhiệm vụ rất quan trọng là bảo vệ đất nước, quê hương. Cái được lớn nhất khi ra quân ngũ là chúng tôi có cảm giác không có việc gì không làm được nếu từng ở trong quân đội. Chúng tôi đã từng như các bạn và đã làm được, ông cha ta cũng đã làm được thì chắc chắn các bạn sẽ làm được”, ông Nhân khẳng định.
Ông Nhân cũng chúc 343 người lính trẻ có mặt trong buổi lễ nhiều sức khỏe và hoàn thành xuất sắc nhiệm được giao.
Bình luận (0)