Biến thể Delta đang dần biến mất tại Nhật Bản?

20/11/2021 23:45 GMT+7

Làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây ra ở Nhật Bản đã đột ngột kết thúc và các chuyên gia cho rằng một đột biến có khả năng khiến virus tự tiêu tan đã dẫn đến chuyện này.

Các chuyên gia cho rằng các đột biến khiến biến thể Delta "diệt vong" đã xuất hiện ở Nhật Bản

reuters

Theo The Japan Times, làn sóng lây nhiễm thứ năm và cũng là đợt lây nhiễm nghiêm trọng nhất tại Nhật Bản do biến thể Delta gây ra đã đột ngột kết thúc sau mùa hè. Trong thời điểm dịch đạt đỉnh, Nhật Bản ghi nhận gần 26.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này giảm xuống dưới mức 200 trong những tuần gần đây.

Điều này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và đã cố gắng đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích cho việc virus SARS-CoV-2 không còn lây lan như trước nữa. Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản từ Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata, câu trả lời có thể là do các đột biến xuất hiện trong quá trình tự nhân bản khiến biến thể Delta dần biến mất. Hiện khoảng 2 đột biến trên virus xuất hiện mỗi tháng.

Nhật Bản dập dịch thành công nhờ "nhân tố X" di truyền?

Ông Ituro Inoue, giáo sư Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản, cho rằng biến chủng Delta ở nước này tích lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14. Điều này khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và cuối cùng đi đến việc tự hủy diệt.

Theo các nghiên cứu, ngày càng nhiều người châu Á mang enzyme phòng vệ tên APOBEC3A có khả năng tấn công SARS-CoV-2. Vì vậy, các chuyên gia từ Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata đã thực hiện nghiên cứu để xác định cách thức APOBEC3A tác động lên protein nsp14 và khả năng ức chế virus corona của enzyme này.

Các nhà khoa học đã phát hiện biến thể Delta ít đa dạng di truyền hơn biến thể Alpha. Bên cạnh đó, protein nsp14 của nhiều mẫu virus corona ở Nhật Bản đã qua nhiều lần đột biến ở vị trí A394V.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện điều này. Biến thể Delta ở Nhật Bản có khả năng lây nhiễm mạnh và lấn át các biến thể khác. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khi ngày càng nhiều đột biến xuất hiện, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản. Vì số ca nhiễm không tăng lên, chúng tôi cho rằng trong quá trình đột biến, SARS-CoV-2 đã tự biến mất do mất khả năng sinh sôi", ông Inoue nói.

Giả thuyết của ông Inoue có thể giúp giải thích việc số ca nhiễm đột ngột giảm xuống ở Nhật Bản. Ông Takeshi Urano, giáo sư chuyên ngành y tại Đại học Shimane và là người không tham gia nghiên cứu trên, cũng có quan điểm tương tự.

Bất ngờ vì số ca tử vong do Covid-19 rất thấp ở châu Phi

"Protein nsp14 giúp virus corona không bị phân hủy. Các nghiên cứu cho thấy khi nsp14 bị tê liệt, khả năng tự nhân bản của virus giảm đáng kể. Đây có thể là nguyên nhân khiến làn sóng lây nhiễm này kết thúc", ông Urano nói và cho rằng loại chất hóa học có khả năng phân rã nsp14 có thể được coi là phương thuốc tiềm năng điều trị cho người mắc Covid-19.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.