Theo số liệu tổng hợp của Cộng đồng kiểm toán Việt Nam, trong năm qua doanh thu dịch vụ của các công ty kiểm toán đạt mức 6.482 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2016. Riêng nhóm "Big 4" gồm Công ty Ernst & Young Việt Nam, Công ty PricewaterhouseCoppers Việt Nam, Công ty Deloitte Việt Nam và Công ty KPMG Việt Nam đã chiếm tới 49,8% doanh số của toàn ngành.
Dẫn đầu là Ernst & Young ghi nhận mức doanh thu đạt 960,7 tỉ đồng, chiếm 14,82% thị phần. Đứng tiếp theo là PricewaterhouseCoopers (PWC) với 826,6 tỉ đồng, đạt 14,3% thị phần và Deloitte Việt Nam có doanh thu 879,8 tỉ đồng, giữ 13,57% thị phần. Riêng KPMG thấp hơn với doanh thu 459,3 tỉ đồng, đạt 7,09% thị phần.
tin liên quan
Kiểm toán nói trích lập dự phòng nợ khó đòi, 'vua cá tra' Hùng Vương nói khôngTheo báo cáo, tổng số khách hàng từ các công ty báo cáo là 48.672. Tính trung bình doanh thu trên một khách hàng của các công ty kiểm toán trong năm qua là 133 triệu đồng/khách hàng. Đứng đầu theo chỉ tiêu này vẫn là các công ty nước ngoài khi đạt doanh thu trên mỗi khách hàng cao hơn nhiều như Deloitte là 456 triệu đồng/khách hàng, PricewaterhouseCoopers là 440 triệu đồng/khách hàng, Ernst & Young đạt 378 triệu đồng/khách hàng và KPMG đạt 310 triệu đồng/khách hàng.
Dù nhóm “Big 4” chiếm tới gần 50% doanh thu của cả ngành nhưng số lượng nhân viên chuyên nghiệp toàn ngành chỉ chiếm 28,53% và chiếm 16,55% số lượng khách hàng.
Hiện tại, các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam thường cung cấp các dịch vụ có tỷ trọng doanh thu tương đối cao như dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Còn lại là các dịch vụ phi kiểm toán như tư vấn thuế, tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, thẩm định giá… Tỷ trọng dịch vụ của các hãng "Big 4" tại Việt Nam giữa kiểm toán và phi kiểm toán ở mức khoảng 50% - 50%, tương đương giá trị tuyệt đối khoảng 1.600 tỉ đồng của mỗi dịch vụ trên tổng số gần 3.200 tỉ đồng doanh thu trong năm qua. Như vậy tỷ trọng dịch vụ phi kiểm toán của các "Big 4" tại Việt Nam thấp hơn con số thống kê của thế giới là khoảng 65%.
Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn đang niêm yết trên sàn chứng khoán đa số đều ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính với các doanh nghiệp thuộc "Big 4" để nhà đầu tư yên tâm về các số liệu khi công bố. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh. Chẳng hạn như Vinamilk năm 2016, 2017 Báo cáo tài chính đều được kiểm toán bởi KPMG và năm nay, Hội đồng quản trị cũng cho biết sẽ lựa chọn một trong 4 công ty thuộc nhóm "Big 4" để kiểm toán Báo cáo tài chính năm...
Bình luận (0)