Giải thưởng khoa học kỹ thuật thanh niên Quả cầu vàng do T.Ư Đoàn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức hàng năm (từ năm 2003) nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ đặc biệt xuất sắc trong 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y - dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.
Năm 2018, Giải thưởng đã được phát động và tuyên truyền rộng rãi đến thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước. Sau 5 tháng phát động, cơ quan thường trực Giải thưởng đã nhận được 61 hồ sơ của 39 đơn vị trong và ngoài nước.
Ban tổ chức cho biết, năm nay, số lượng và chất lượng hồ sơ tương đối đồng đều ở các lĩnh vực. Trong đó, có những cá nhân có nhiều công trình, bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín ISI/SCI/SCIE và thuộc phân loại xếp hạng giá trị khoa học cao (Q1-Q4), có nhiều bằng phát minh, sáng chế, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp, đạt nhiều giải thưởng quốc tế, quốc gia. Có cá nhân tham gia Giải thưởng khi đang là học sinh THPT nhưng đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
Tại cuộc họp lần thứ nhất, Hội đồng Giải thưởng đã bỏ phiếu kín và chọn ra 19 hồ sơ xuất sắc nhất vào vòng bình chọn tiếp theo. Theo đó từ 14 giờ ngày 1.12 đến 13 giờ 59 ngày 10.12, sẽ tổ chức vòng bình chọn online trên Cổng thông tin Tài năng trẻ Quốc gia, tại đường địa chỉ http://qcv.tainangviet.vn) và trên báo, tạp chí của T.Ư Đoàn. Sau khi có kết quả bình chọn của cộng đồng, Hội đồng sẽ họp phiên thứ 2 để chọn ra 10 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu nhất để trao giải thưởng.
Danh sách 19 cá nhân được bình chọn:
1. Thạc sĩ Đào Như Ngọc, Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành công nghệ thông tin, Trường đại học Chung-Ang, Seoul, Hàn Quốc.
2. Sinh viên Lê Tử Khiêm, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
3. Sinh viên Tôn Thất Vĩnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
4. Tiến sĩ Vòng Bính Long, nghiên cứu viên, giảng viên tại Bộ môn sinh hoá, Khoa Sinh học - Công nghệ sinh học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
5. Thạc sĩ Đặng Hoàng Phú, giảng viên Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
6. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, giảng viên bộ môn dược lý, Trường đại học Y Dược Hải phòng, hiện đang học sau tiến sĩ tại Trường đại học Y INJE Hàn quốc.
7. Tiến sĩ Triệu Tiến Sang, Chủ nhiệm Khoa Y sinh học - Di truyền, Bộ môn sinh học và di truyền Y học (Học viện Quân Y).
8. Thạc sĩ Lê Bảo, đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc.
9. Tiến sĩ Trịnh Kiều Thế Loan, Trợ lý giáo sư tại Khoa Công nghệ sinh học Nano, tỉnh Gyoenggi, Hàn Quốc.
10. Tiến sĩ Chu Đình Tới, nghiên cứu viên tại Trung tâm y học phân tử Nauy, Khoa Y học, Đại học Oslo Nauy.
11. Tiến sĩ Đinh Minh Quang, giảng viên chính, Trưởng phòng thí nghiệm Động vật học, Bộ môn sư phạm sinh học, Khoa Sư phạm, Trường đại học Cần Thơ.
12. Tiến sĩ Đào Sỹ Đức, giảng viên, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ hóa học, Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
13. Tiến sĩ Đào Nguyên Khôi, giảng viên, Phó trưởng Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
14. Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh.
15. Tiến sĩ Nguyễn Công Nguyên, Phó trưởng khoa - Trưởng Bộ môn kỹ thuật xử lý ô nhiễm và tái chế chất thải, Khoa Môi trường và tài nguyên, Đại học Đà Lạt.
16. Tiến sĩ Nguyễn Thúy Chinh, nghiên cứu viên, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
17. Tiến sĩ Phạm Văn Việt, Phó trưởng Khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệu, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
18. Tiến sĩ Nguyễn Đại Hải, nghiên cứu viên chính, Trưởng phòng, Phòng Vật liệu Y - Sinh, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn Lâm Khoa học Công Nghệ Việt Nam
19. Tiến sĩ Lê Vũ Hà, giảng viên Bộ môn Kỹ thuật hóa hữu cơ, Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
|
Bình luận