Ở đâu cũng vậy, tranh chấp chủ quyền luôn là vấn đề nan giải về pháp lý và nhạy cảm về đối nội. Vì thế, việc giải quyết ổn thỏa và dứt điểm giữa Bangladesh và 2 nước láng giềng đã làm nổi bật vai trò và khả năng của luật pháp quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp lý. Điều đó càng thể hiện rõ khi tòa án LHQ tuyên phán dành cho Bangladesh 4/5 diện tích biển tranh chấp mà Ấn Độ vẫn hài lòng. Nhìn về phương diện tầm vóc quốc gia, Ấn Độ khác hẳn Bangladesh. Cho nên phải thấy là tòa chỉ có được giải pháp ấy khi Ấn Độ thực sự thiện chí, tôn trọng luật pháp quốc tế và phán xử của tòa chứ không ỷ vào vị thế, tiềm lực và ảnh hưởng quốc tế mà bất chấp tất cả.
Nguyên tắc chung là tất cả các quốc gia và đối tác phải đều bình đẳng trước luật pháp quốc tế. Đối với các quốc gia, điều đó có nghĩa là tất cả phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đối với tòa án, điều đó có nghĩa là phải xét xử công minh và khách quan, không thiên lệch dưới áp lực từ bất cứ phía nào. Chỉ như thế thì mọi phán xử mới công bằng.
La Phù
>> Ấn Độ và Bangladesh kết thúc tranh chấp biển theo UNCLOS
>> Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự
>> Ấn Độ huấn luyện quân sự cho cư dân sống sát Trung Quốc
Bình luận (0)