Theo quy hoạch, đến năm 2030, Bình Định thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía nam của vùng; là trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển, trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại...
Tỉnh Bình Định có 21 đô thị vào năm 2030, gồm: 1 đô thị loại 1 (TP.Quy Nhơn), 2 đô thị loại 3 (gồm TP.An Nhơn và TP.Hoài Nhơn)… Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được bổ sung một số dự án như: khu trung tâm Hành chính mới cấp tỉnh, khu liên hợp thể dục - thể thao, đường hầm xuyên biển từ Mũi Tấn đến bán đảo Phương Mai…
Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị tỉnh Bình Định huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông có ý nghĩa chiến lược, kết nối Bình Định với các địa phương trong khu vực, cả nước và quốc tế. Thu hút nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các ngành kinh tế biển. Ưu tiên đầu tư các dự án động lực, có tính lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và những động lực, năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Dịp này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung đã trao quyết định quy hoạch cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Bình Định. Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 22 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 12.713 tỉ đồng; trao 22
bản ghi nhớ tìm hiểu, nghiên cứu dự án với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bình luận (0)