Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống tấn công mạng

Thành Luân
Thành Luân
06/06/2024 13:33 GMT+7

Bkav vừa chính thức ra mắt bộ giải pháp Bkav SOC 2.0 (Security Operations Center) đảm bảo an ninh mạng toàn diện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bkav SOC 2.0 có thể giám sát tất cả các vị trí hacker có thể xâm nhập vào cơ quan, tổ chức bao gồm: lớp mạng, hệ thống máy chủ, các website và tất cả thiết bị đầu cuối phục vụ công việc… từ đó, ngay lập tức phát hiện và ngăn chặn được hacker và virus trước khi chúng gây hại cho hệ thống.

Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống tấn công mạng- Ảnh 1.

Bkav SOC 2.0 là giải pháp bảo mật mới vừa được ra mắt

Bkav

Ngày nay, hacker sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) tạo ra các dòng virus máy tính nguy hiểm, khó lường hơn, với số lượng hàng triệu mẫu được sinh ra mỗi ngày. Sự bùng nổ các ứng dụng mạng xã hội cũng như số lượng người dùng khiến virus có thể lây rất nhanh và lan rộng, thậm chí xâm nhập được vào cả máy quản trị mạng, điều mà trước đây hiếm khi xảy ra.

Theo các chuyên gia của Bkav, virus lây lan chủ yếu qua hai con đường.

  • Thứ nhất, virus lây lan qua các lỗ hổng Zero-Day trên hệ thống, một loại lỗ hổng bảo mật mà các nhà phát triển phần mềm chưa biết đến hoặc chưa có bản vá. Hacker có thể bỏ tiền, mua lỗ hổng Zero-Day từ chợ đen để dễ dàng xâm nhập vào các hệ thống.
  • Thứ hai, virus lây nhiễm thông qua lừa đảo (phishing). Kẻ xấu tạo ra vô số kịch bản khác nhau nhằm dụ người dùng truy cập vào các đường link độc hại hoặc tải về phần mềm crack, ứng dụng giả mạo có chứa virus… Những năm gần đây, phát tán virus đã thực sự trở thành một ngành "công nghiệp".

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc Công ty phần mềm diệt virus Bkav Pro, cho biết. "Tất cả các vụ việc bị mã hóa dữ liệu mà Bkav tham gia hỗ trợ thời gian qua, virus đã nằm vùng trong hệ thống từ 6 tháng đến 3 năm mà không bị phát hiện. Chúng đã có đủ thời gian để biết rõ mọi ngóc ngách trong hệ thống, cho đến khi có thể đánh cắp, mã hóa dữ liệu và làm tê liệt hệ thống rồi gửi thư tống tiền".

Bên cạnh đó, sự hiểu nhầm lâu nay của người dùng về phần mềm diệt virus cũng góp phần khiến vấn nạn virus máy tính trở nên nghiêm trọng. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dùng phần mềm diệt virus miễn phí hoặc có sẵn trên Windows là đủ. Thực tế gần đây, một số KOL nổi tiếng đã bị hacker tấn công, đánh cắp các tài khoản mạng xã hội như: Facebook, YouTube… gây những thiệt hại không thể đo đếm. Họ đã phải thú nhận rằng bao nhiêu năm nay, cứ nghĩ không cần phải dùng phần mềm diệt virus, cho đến khi bị đánh cắp tài khoản mới nhận thấy sai lầm.

Theo các chuyên gia, phần mềm diệt virus miễn phí, có sẵn đi kèm máy chỉ có tính năng cơ bản, không thể chống lại tất cả các hành vi nguy hiểm khó lường của virus cũng như không thể phát hiện virus nằm vùng.

Ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết: "Phần mềm diệt virus có sẵn đi kèm hệ điều hành, được sinh ra với mục đích chỉ bảo vệ người dùng ở mức căn bản, trước khi họ cài phần mềm diệt virus chuyên nghiệp. Vì vậy, khi người dùng trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền, phần mềm có sẵn sẽ tự động tắt. Đó cũng là lý do vì sao Bkav SOC 2.0 được trang bị phần mềm diệt virus chuyên nghiệp Bkav Pro".

Bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hóa tống tiền Bkav SOC 2.0 được xây dựng nhằm bảo vệ toàn diện cho hệ thống mạng bao gồm máy chủ, máy tính cá nhân và ứng dụng web. Điều quan trọng, Bkav SOC 2.0 cho phép giám sát mọi hành vi trong hệ thống, bao gồm tất cả các máy tính trạm, máy chủ, các thiết bị mạng, các phần mềm, để phát hiện những bất thường như copy dữ liệu hàng loạt, mã hóa... Giả sử có một cuộc xâm nhập, virus âm thầm nằm vùng trong mạng, hoặc hacker lùng sục, tìm hiểu hệ thống, lấy dữ liệu… khi đó, sẽ xuất hiện những bất thường trong hệ thống và Bkav SOC 2.0 có thể phát hiện ngay để lập tức ngăn chặn.

Bkav SOC 2.0 có các thành phần bao gồm giải pháp SIEM (quản lý và phân tích sự kiện), SOAR (điều phối, tự động hóa và phản ứng), NIPS (phát hiện và ngăn chặn xâm nhập lớp mạng), Threat Intelligence (cập nhật mối đe dọa), WAF (tường lửa ứng dụng web), PAM (quản lý truy cập đặc quyền), NAC (kiểm soát truy cập mạng), AntiDDoS…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.