Thế nhưng, nhiều kẻ đã không ngần ngại sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đơn cử, ngày 21.1 vừa qua, Đội 5, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP.HCM) bắt quả tang “ông chủ” tên Huân cùng các công nhân dùng hóa chất công nghiệp để ngâm ốc tại cơ sở chế biến ốc ở khu dân cư Bến Lức (ảnh - P.7, Q.8, TP.HCM) rồi đem giao đến các chợ, tiệm ăn
Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn như trường hợp ông Huân đã bị lực lượng chức năng trên khắp cả nước phát hiện, xử lý. Nhưng trên thực tế, ít có vụ việc nào bị truy tố, xét xử.
Trong khi đó, theo các chuyên gia về pháp luật, điều 317 bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định an toàn thực phẩm nêu người sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên… là đã bị xử lý hình sự.
Khung hình phạt cao nhất của tội danh này lên đến 20 năm tù. Hành vi chưa đến mức xử lý hình sự, theo khoản 4 điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cũng sẽ bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng.
Số liệu về ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 vừa được Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) công bố, cho thấy Việt Nam xếp 90/185 quốc gia vùng lãnh thổ, với tỷ lệ mắc 159,7/100.000 dân; xếp 16 châu Á; thứ 6 Đông Nam Á.
Theo công bố này, tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên gần 165.000 ca năm 2018. Trong đó, ung thư đại trực tràng chiếm 9%, ung thư dạ dày chiếm đến 9,8%...
Hành vi của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm “bẩn” về lâu dài mang lại mối họa rất lớn cho xã hội. Nên chỉ phạt hành chính thôi thì chưa đủ sức răn đe một bộ phận gian thương xem thường sức khỏe, tính mạng người khác.
Bình luận (0)