Cụ thể, theo dự thảo, người nộp phí theo quy định là thương nhân có đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 17 điều 3 Nghị định số 31/2018 của Chính phủ quy định chi tiết tại luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Đơn vị thu phí gồm Bộ Công thương và các cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 34 luật Quản lý ngoại thương.
NG.NG |
Mức thu phí C/O được quy định như sau: thu phí cấp mới 60.000 đồng một bộ C/O; thu phí cấp lại, cấp bổ sung là 30.000 đồng một bộ C/O. Trong thuyết minh dự thảo thông tư, Bộ Tài chính cho rằng, tại đề án thu phí, Bộ Công thương đánh giá khả năng đóng góp của người nộp phí thì mức thu phí 60.000 đồng/bộ C/O không làm ảnh hưởng đến khả năng trả phí của doanh nghiệp do chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chi phí khác của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. "Vì vậy, việc xây dựng thông tư thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa đảm bảo sự cần thiết và căn cứ pháp lý", Bộ Tài chính nêu.
Ngoài ra, tại điều 6 về quản lý phí và sử dụng phí của dự thảo quy định, Bộ Công thương được trích để lại 83% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí và chi trả chi phí cho cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% trên tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Bảng thuyết minh dự thảo nêu, dự toán số thu trong năm là 100,02 tỉ đồng; dự toán chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trong năm là 83,39 tỉ đồng. Căn cứ khoản 1 điều 5 Nghị định số 120/2016, tỷ lệ để lại được tính 83,39 tỉ đồng/100,02 tỉ đồng, tương đương 83,4%. Vì vậy, tại điều 6 dự thảo thông tư quy định Bộ Công thương được trích để lại 83% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ...
Bình luận (0)