Bộ Công thương cho biết, trong ngày 18.10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã ký văn bản hỏa tốc số 435 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cùng với văn bản này, Bộ Công thương đã lập danh sách 16 doanh nghiệp đầu mối được cấp phép nhập khẩu xăng dầu, có liệt kê chi tiết kiến nghị của từng doanh nghiệp đối với các ngân hàng thương mại cụ thể.
Mượn xe, mang túi nilon đi mua xăng vì nhiều trạm nghỉ bán |
9 tháng đầu năm nay, Petrolimex báo lỗ 780 tỉ đồng và nằm trong nhóm 16 doanh nghiệp được Bộ Công thương kiến nghị các ngân hàng hỗ trợ tín dụng |
Phan Hậu |
Đặc biệt, trong danh sách này có nhiều doanh nghiệp “đại gia” trong ngành xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh thua lỗ kéo dài trong nhiều tháng qua.
Đứng đầu trong danh sách của Bộ Công thương là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kiến nghị Vietcombank, BIDV, Vietinbank không tính trong giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các khoản vay tổng cộng trên 6.000 tỉ đồng doanh nghiệp đang vay từ các ngân hàng này để nhập khẩu xăng dầu (Vietcombank 2.500 tỉ, BIDV 2.500 tỉ và VietinBank 1.000 tỉ đồng)
Công ty CP thương mại dầu khí Đồng Tháp cũng đề xuất Vietcombank, Vietinbank bổ sung vay vốn 1.000 tỉ đồng để thanh toán tiền mua hàng từ các nhà máy lọc dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài.
Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ hàng hải S.T.S cũng đề nghị các ngân hàng PG Bank đảm bảo hạn mức giải ngân 450 tỉ đồng và cho mở L/C tới 600 tỉ đồng; Ngân hàng BIDV đảm bảo giải ngân 250 tỉ động và cho mở L/C tới 500 tỉ đồng; Ngân hàng MSB đảm bảo giải ngân 350 tỉ và cho mở L/C tới 350 tỉ đồng.
Công ty TNHH Trung Linh Phát đề nghị VietinBank chi nhánh Hà Giang tạo điều kiện hỗ trợ mở hạn mức 5.000 tỉ đồng; đề nghị VPBank hội sở Hà Nội tạo điều kiện mở hạn mức 1.000 tỉ đồng.
Đặc biệt, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà có đề xuất hàng loạt các ngân hàng tăng hạn mức đề xuất để mở L/C với tổng số tiền trên 10.000 tỉ đồng để sử dụng nhập khẩu xăng dầu. Cụ thể, doanh nghiệp này có đề nghị BIDV tăng hạn mức đề xuất để mở L/C lên 1.500 tỉ đồng; VietinBank tăng hạn mức đề xuất để mở L/C lên 3.000 tỉ đồng; SHB tăng hạn mức đề xuất để mở L/C lên 5.000 tỉ đồng; HDBank tăng hạn mức đề xuất để mở L/C lên 1.000 tỉ đồng và VIB tăng hạn mức đề xuất để mở L/C lên 500 tỉ đồng.
Công ty CP dầu khí Nam Sông Hậu cũng đề xuất các ngân hàng Agribank và BIDV cấp cho doanh nghiệp này khoản tín dụng 700 tỉ đồng để nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức tối thiểu và dự trữ bắt buộc.
Xem nhanh 20h ngày 19.10: Tái diễn cảnh cây xăng hết hàng | Nhóm 'hôi của' ở Điện Máy Xanh sa lưới |
Hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu
Cũng theo văn bản số 435, Bộ Công thương có 2 đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo các ngân hàng thương mại. Cụ thể, Bộ Công thương đề nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinnh doanh xăng dầu được nâng hạn mức tín dụng; tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí nhập khẩu hoặc mua xăng dầu sản xuất trong nước, đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.
Các ngân hàng tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện thủ tục mua xăng dầu kịp thời để bổ sung cho nguồn cung trong nước.
Theo Bộ Công thương, báo cáo từ các doanh nghiệp đầu mối này cho thấy, từ năm 2021 đến nay, chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh. Các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng do không đủ hạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ nên chủ yếu duy trì lượng hàng đủ cung cấp cho hệ thống phân phối và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
Kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đầu mối đã tiết giảm chi phí kinh doanh, trong đó giảm mạnh chiết khấu bán lẻ xăng dầu dẫn đến các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang…phải đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh.
Bình luận (0)