Áo đóng góp tới 40% cho UNDOF và tham gia UNDOF kể từ khi sứ mệnh này được LHQ quyết định ngày 31.5.1974. Thế nhưng, giờ đây, Áo rút ngay lập tức, khiến LHQ rất khó tìm kiếm được lực lượng thay thế kịp thời. Philippines cùng với Ấn Độ là 2 nước còn lại có binh sĩ tham gia UNDOF, cũng đang trù tính sẽ rút hết quân về. Vì thế, UNDOF đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục được nữa.
Áo buộc phải quyết định như vậy do không thể tiếp tục đảm bảo an toàn cho số binh lính của họ trong UNDOF khi cả hai phía chống đối nhau tại Syria đều đã biến khu vực phi quân sự này thành chiến địa. Ngoài ra, Áo sắp bầu cử quốc hội nên phe đối lập trong nước đang gia tăng mạnh mẽ áp lực đối với chính phủ về vấn đề này. Chính phủ Áo buộc phải chọn cái ít xấu hơn giữa hai cái xấu.
Lâu nay, Áo dựa vào việc tham gia UNDOF để khẳng định vị thế quốc tế. Giờ đây, nếu rút về thì Áo sẽ bị tổn hại về thể diện, ảnh hưởng quốc tế. Tuy nhiên, đảng cầm quyền khó kỳ vọng duy trì vị thế nếu binh sĩ nước này trong UNDOF phải lo bảo vệ an toàn cho chính mình nhiều hơn là gìn giữ hòa bình ở Golan. Chỉ cần lực lượng này bị tổn hại thì sẽ là cơ hội cho phe đối lập chỉ trích. Vì thế, bỏ của chạy lấy người mới là thượng sách đối với chính phủ Áo.
Thảo Nguyên
>> Tinh tinh cũng cần lực lượng gìn giữ hòa bình
>> Liên đoàn Ả Rập kêu gọi gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Syria
>> Uruguay xin lỗi về vụ hiếp dâm của lính gìn giữ hòa bình
>> Iraq cần Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ
>> Thế giới thiếu lính gìn giữ hòa bình
Bình luận (0)