80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024)

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước

02/12/2024 04:20 GMT+7

Đặc công nước của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có Lữ đoàn Đặc công nước 5 thuộc Binh chủng Đặc công và Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thuộc Quân chủng Hải quân, và một số đơn vị thuộc các quân khu, quân đoàn…

Lữ đoàn đặc công nước 5

Ngày 24.3.1967, Tiểu đoàn 5 đặc công nước (tiền thân của Lữ đoàn Đặc công nước 5) được thành lập và đóng quân ở H.Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng).

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 1.

Phân đội đặc công Hải quân đổ bộ lên đảo Sinh Tồn, trong nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, ngày 28.4.1975

ẢNH: T.L

Trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đơn vị đã trực tiếp huấn luyện 50 khung đại đội (từ K1 đến K50) với hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước bổ sung cho các chiến trường. 

Trong môi trường chiến đấu đặc công nước rất khắc nghiệt, nhưng bộ đội được huấn luyện tại Tiểu đoàn 5 bổ sung cho các chiến trường đã lập nhiều chiến công vang dội như các trận chiến đấu ở Nhà Bè, Thành Tuy Hạ, sông Sài Gòn - Lòng Tàu, nhà máy lọc dầu ở cảng Kông-Pông-Xom (Campuchia)...

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 2.

Chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đánh chiếm đảo

ẢNH: P.V

Sau ngày đất nước thống nhất, đơn vị vừa huấn luyện vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế và huấn luyện giúp nước bạn Campuchia, Lào.

Bước vào thời kỳ mới, Lữ đoàn Đặc công nước 5 đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp trên về xây dựng và phát triển lực lượng đặc công nước theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại. Làm tốt công tác bảo đảm, phục vụ tốt cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu cũng như các nhiệm vụ đột xuất.

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 3.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 huấn luyện đối kháng

ẢNH: P.V

Lữ đoàn Đặc công nước 5 đã được Đảng, Nhà nước, tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng nhân dân (năm 2004); tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất (2002), Huân chương Chiến công hạng ba (năm 1980), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì (năm 2021)… và nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tặng cờ thi đua, trong đó có 5 năm liền (2001 - 2005) được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu Phong trào Thi đua Quyết thắng...

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 4.

Huấn luyện võ thuật của bộ đội đặc công nước

ẢNH: P.V

Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126

Ngày 13.4.1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công (nay là Lữ đoàn Đặc công hải quân 126). 

Ngay sau khi thành lập, đơn vị vừa trực tiếp chiến đấu với địch trên sông biển miền Nam vừa huấn luyện bộ đội. Trong 7 năm chiến đấu ở chiến trường Cửa Việt - Đông Hà (1966 - 1973), lữ đoàn chiến đấu trên 300 trận; đánh chìm, đánh hỏng gần 400 tàu thuyền địch. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị là lực lượng trực tiếp giải phóng quần đảo Trường Sa và sau đó làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia…

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 5.

Bộ đội đặc công hải quân huấn luyện tại hậu cứ Vĩnh Linh (Quảng Trị), năm 1968

ẢNH: T.L

Trong những năm qua, đơn vị đã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sát nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối tượng tác chiến và vũ khí trang bị có trong biên chế; lấy chiến trường làm thao trường; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với hội thi, hội thao, không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 6.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 huấn luyện lặn

ẢNH: P.V

Bên cạnh đó, đơn vị còn làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Năm 2020, lữ đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia cứu nạn thuyền viên tàu Vietship 01 tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị). Mới đây, lữ đoàn trực tiếp tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sau vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 7.

Đại tá Phan Văn Cảnh (Lữ đoàn trưởng Đặc công hải quân 126) giao nhiệm vụ cho bộ đội

ẢNH: P.V

"Chúng tôi tập trung huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo vũ khí trang bị hiện có và trang bị mới được biên chế; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật của đặc công hải quân trong tình hình mới", đại tá Trần Văn Nghĩa (Chính ủy Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 nhấn mạnh.

Đại tá Nghĩa cho biết: "Chú trọng huấn luyện thực hành, huấn luyện dã ngoại trên các khu vực biển đảo xa; huấn luyện theo các tình huống, các trận đánh, huấn luyện đối kháng; không ngừng nâng cao khả năng chịu đựng sóng gió, trôi dạt trên biển dài ngày cho bộ đội".

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 8.

Tổ đặc công của Lữ đoàn 126 huấn luyện phương án đánh địch trên quần đảo Trường Sa

ẢNH: P.V

Lữ đoàn 126 đã 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1969, 1971 và 2020). Đội 1, Đội 2, Đội 3 và Đội 4 (nay là đại đội) và 13 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

Một số hình ảnh huấn luyện của bộ đội đặc công nước

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 9.

Huấn luyện đổ bộ đường không của bộ đội đặc công hải quân 126

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 10.

Kiểm tra áp suất đối với người nhái trong buồng tăng - giảm áp

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 11.

Hoàn thành khoa mục lặn

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 12.

Lữ đoàn 126 tổ chức cho bộ đội bơi đường dài trên biển

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 13.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện khoa mục tuột dây từ trên cao, tiếp cận mục tiêu

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 14.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công nước 5 hoàn thành nhiệm vụ

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 15.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 tìm kiếm cứu nạn

ẢNH: P.V

Bộ đội đặc công: Anh hùng đặc công nước- Ảnh 16.

Bộ đội Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân sau vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), tháng 9.2024

ẢNH: P.V

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.